Mấy ngày qua mọi người râm ran quanh đề tài Việt Nam xếp hạng thứ 94 trong bảng chỉ mục hạnh phúc 156 quốc gia trên thế giới do Liên Hiệp Quốc công bố.
Đứng thứ 94/156. Một con số khả quan, có thể đúng, có thể sai, có thể già, có thể non. Mỗi người tự cảm nhận hạnh phúc của bản thân ở đâu trên nấc thang nào của hệ giá trị nào mới là quan trọng.
Trước hết nói đến tiêu chí xếp hạng. Bảng xếp hạng này dựa trên 6 yếu tố:
- GDP trên đầu người,
- hỗ trợ của xã hội,
- tuổi thọ,
- tự do làm điều mình muốn,
- sự rộng lượng,
- vấn đề tham nhũng.
Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, tuyệt đối trừu tượng! Nó là một trạng thái tinh thần, cho nên những giá trị vật chất rất có thể không nói lên được mức độ hạnh phúc mà một người nào đó cảm nhận. Nếu hiểu hạnh phúc theo những con số thì có lẽ Nam Cao đã đúng khi nói “hạnh phúc là một tấm chăn hẹp, người này kéo thì người kia sẽ hở”. Nhưng, đó chỉ là quan niệm chua chát của một người trong hoàn cảnh tối tăm!
Dưới quan điểm của Phật giáo nói riêng, các tôn giáo nói chung, hạnh phúc là điều vượt lên trên những giá trị đong đếm đó. Như đức Phật từng tuyên bố: có hai loại hạnh phúc, hạnh phúc của sự sở hữu và hạnh phúc của sự xả bỏ, hạnh phúc của sự xả bỏ còn lớn hơn hạnh phúc của sự sở hữu. Hạnh phúc của sự xả bỏ chính là niềm hạnh phúc trong tâm hồn, nó lâu dài và tăng ích.
Lấy ví dụ tiểu chuẩn “tự do làm điều mình muốn”, điều này rất khó phân định. Người ta có thể làm điều mình muốn nhưng hậu quả của nó rất có thể sẽ nguy hại cho bản thân và cộng đồng. Vậy thì, hạnh phúc ở đâu ra từ chuyện tự do này! Các tôn giáo, cụ thể giới luật nhà Phật, giới hạn một số việc nên làm và không nên làm để làm sao cái việc “làm” hay “không” của mình sẽ mang lại lợi ích cho bản thân cũng như mọi người, điều đó giúp mang lại hạnh phúc trong tâm hồn của người thực hành. Nên nhớ, những nhà sáng lập tôn giáo đều là những con người vĩ đại xét trên phương diện xây dựng và phát triển xã hội.
Nếu hạnh phúc chỉ dựa vào 6 yếu tố nói trên thì đã không có các nhà tôn giáo, hiền triết, văn nhân, thi sĩ hay thậm chí là những người hoạt động trong các lãnh vực nhân văn nhân đạo như bác sĩ, nhà giáo, từ thiện…
Năm 1972, vua Wangchuck của Bhutan đưa ra khái niệm Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross Natioanal Happiness – GNH) dựa trên 4 yếu tố:
- thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội công bằng và bền vững
- bảo tồn và nâng cao các giá trị văn hóa
- bảo vệ môi trường
- một chính phủ tốt.
Đây là một hệ giá trị khác mà gần đây nhiều nhà hoạt động trên thế giới quan tâm và theo đuổi.
Tất nhiên, hệ giá trị nào cũng có chỗ khiếm khuyết của nó.
Tuy vậy, có một điều hiển nhiên, đó là, hạnh phúc là một trạng thái trong tâm hồn, nếu không xem trọng các yếu tố tinh thần như tôn giáo, tình cảm, giải trí thì sự xếp hạng đó thật sự rất khập khiểng!
Đà Nẵng, 23/3/2019.
THANH HÒA.
1 nhận xét:
Bài viết rất hay.
Địa chỉ phòng khám đa khoa hồng phong
http://baophapluat.vn/thong-tin-doanh-nghiep/phong-kham-da-khoa-hong-phong-noi-hoi-tu-nhieu-bac-si-chuyen-khoa-gioi-363635.html
https://www.youtube.com/watch?v=DrXJ4Azpqt4
https://dantri.com.vn/tu-van/phong-kham-da-khoa-hong-phong-phuc-vu-chuyen-nghiep-hieu-qua-cho-benh-nhan-20180131173317092.htm
Đăng nhận xét