Ven. Bhikkhu Bodhi
Thanh Hòa dịch
Tăng đoàn là đại diện của đức Phật tồn tại ở thế gian. Đó là giáo đoàn gồm những Tì kheo và Tì kheo ni, những vị xuất gia truyền thừa qua nhiều thế hệ, sống theo tinh thần giới luật của Phật chế định. Hơn 2500 năm qua, với sự truyền thừa, Tăng đã duy trì và phát triển Giáo pháp của đức Phật, khiến cho gia tài Chánh pháp của Ngài không bị mai một.
Thế nhưng, Tăng đoàn của đức Phật sẽ tiếp tục tồn tại được bao lâu?
Sự tồn tại của Tam bảo phụ thuộc vào sự tồn tại của Tăng, bởi vì Tăng tượng trưng cho Tam bảo, là hình ảnh thu gọn của Tam bảo. Tăng cũng chính là hiện thân của những vị Thánh giả, những người đã giác ngộ chân lý tối thượng siêu xuất thế gian.
Tăng đoàn như thế đã trải qua hơn 2500 năm, còn dài hơn cả Đế quốc La Mã, và dài hơn bất cứ triều đại nào ở Trung Quốc. Nhưng hơn tất cả đó chính là Tăng đã tồn tại không bằng vũ khí, không dựa vào một nguồn tài lực kinh tế dồi dào nào, cũng không có quân đội, mà đơn thuần chỉ bằng sức mạnh của trí tuệ và đức hạnh.
Tuy nhiên, không thể nói trước được rằng liệu Tăng sẽ còn tiếp tục tồn tại hoặc tiếp tục có những đóng góp quan trọng và cần thiết cho nhân loại nữa hay không. Đây thực sự là vấn đề quan trọng mà nó phụ thuộc vào chính những thành viên của Tăng, vào mỗi thế hệ tiếp nối của những người xuất gia, bởi vì tương lai của Phật giáo chính là tương lai của Tăng hay ngược lại, tương lai của Tăng chính là tương lai của Phật giáo.
Như chúng ta đã biết, Tăng luôn luôn tồn tại trong mối tương quan mật thiết với giới Phật tử cư sỹ. Mối quan hệ giữa hai bên này là mối quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau.
Trong truyền thống Phật giáo, người tại gia cung cấp các thứ nhu yếu như áo quần, thực phẩm, chỗ ở, thuốc men và những vật dụng khác cho Tăng; trong khi đó, Tăng mang đến cho người tại gia những lời chỉ dạy và hình ảnh giải thoát nhờ đã sống đúng theo Giáo pháp của đức Phật. Để Tăng tiếp tục tồn tại, mối quan hệ này cần phải được giữ lại dưới những hình thức nào đó, nhưng xã hội đã thay đổi nhiều và sự thay đổi đó có thể sẽ đặt mối quan hệ này trên một vị thế mới.
Nhân tố trọng yếu nhất đang tác động đến mối quan hệ Tăng-tục là sự chuyển đổi, trước tiên, từ một trật tự xã hội truyền thống sang một trật tự xã hội hiện đại, và sau đó là sang một trật tự xã hội công nghệ. Ngày nay dấu hiệu dễ nhận ra của sự thay đổi này là sự thay đổi từ việc chú trọng vào các sản phẩm công nghiệp sang việc thu thập và phân bố thông tin. Sự chuyển giao này đã xảy ra xuyên suốt phương Tây và trong tầng lớp xã hội tân tiến nhất trong tất cả các nước trên thế giới.
Đôi lúc, sự thay đổi này được mô tả bởi câu nói: “chúng ta đang đi từ Thời đại công Nghiệp sang Thời đại Thông tin, từ nền văn minh dựa trên sản xuất sang nền văn minh dựa trên tri thức”.
Sự chuyển giao sang một xã hội “thông tin nhạy bén” sẽ làm biến đổi bản chất của mối quan hệ Tăng-tục một cách đáng kể, và điều này sẽ thách thức Tăng phải đưa ra những giải pháp mới để giữ được sự thích hợp của Phật Pháp. Ở đây, chúng ta không phải là những nhà tiên tri, và chúng ta không thể nói trước về tương lai một cách chi tiết được, nhưng căn cứ trên những xu hướng hiện tại, chúng ta thử phác họa nên những thách thức quan trọng đang đối mặt với Tăng đoàn như chúng ta nhận thấy.
Vai trò của việc nâng cao học vấn. Trong thời đại thông tin, tầng lớp có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao. Mọi người tiếp cận được nhiều kho tàng tri thức và thông tin hơn rất nhiều so với trong qua khứ, và sự hiểu biết về những vấn đề thế gian, và thậm chí cả Phật giáo, tinh tế hơn những thời kỳ trước rất nhiều.
Họ kỳ vọng Pháp của đức Phật phải phù hợp với những tiêu chuẩn mà họ đã học được từ đại học và sẽ không dễ dàng tiếp nhận giáo lý được truyền đạt bởi những vị đạo sư dựa vào lòng kính mộ và niềm tin không trắc vấn như trong truyền thống thời xưa cũ.
Người ta được đào tạo phải tra vấn và tìm tòi, và họ sẽ áp dụng phương pháp đó mỗi khi họ nghiên cứu Phật giáo. Vì thế Tăng Ni phải sẵn sàng để trả lời rất nhiều câu hỏi. Quý vị Tăng Ni không thể trông chờ đón nhận sự kính trọng khép nép từ phía người thế gian; mà họ phải nhận sự kính trọng qua việc giải thích Giáo pháp rõ ràng, chính xác và thuyết phục.
Bản thân chư Tăng Ni sẽ cần phải được đào tạo nâng cao, chính yếu là trong Phật giáo nhưng phải có thêm những mảng liên quan trực tiếp đến giáo lý, chẳng hạn như triết học và tâm lý học hiện đại, và còn nhiều lãnh vực chính đáng khác nữa. Làm thế nào để kết hợp hài hòa thế học vào trong môi trường xuất thế là một vấn đề khó khăn; giải pháp phải được đưa ra từ phía những nhà giáo dục Tăng Ni.
Vai trò của sách báo. Liên quan mật thiết đến điều kiện nâng cao học vấn giữa những người thế gian là vai trò của sách báo. Việc sử dụng chữ viết đã làm thay đổi Phật giáo từ khoảng thế kỷ II trước Tây lịch; và cũng tương tự như thế, báo chí và việc xuất bản mang tính thương mại đã bắt đầu làm thay đổi Phật giáo từ khoảng nửa sau thế kỷ XX.
Ngày nay có hàng trăm cuốn sách tiếng Anh về tất cả mọi lãnh vực của Phật giáo, cả phổ thông lẫn chuyên môn, và rất nhiều sách bằng các thứ ngôn ngữ khác. Như thế, bất kỳ ai chịu khó nghiên cứu Giáo pháp đều có thể thu được một sự hiểu biết sâu rộng về Phật giáo thông qua sách vở.
Máy vi tính cũng đã cách mạng hóa ngành Phật học một cách sâu xa. Một người cần mẫn có thể dùng chiếc máy tính nhỏ bé của mình để cất chứa một thư viện Phật học đầy đủ, bao gồm bộ Tam tạng kinh luật luận (Tripitaka). Thông qua mạng lưới internet, họ có thể xâm nhậm vô số nguồn tài liệu về Phật giáo và tham gia nhiều diễn đàn thảo luận một cách thiết thực về mọi đề tài liên quan đến đạo Phật.
Kiến thức về giáo lý thuộc phạm vi sách vở không còn là đặc quyền của những người xuất gia, và kho tàng kiến thức kinh luận Phật giáo cũng không còn phụ thuộc vào chùa chiền như nó đã từng như vậy trong một nền văn hóa Phật giáo truyền thống. Các trường đại học cũng thường đưa ra các đề tài nghiên cứu Phật học, và ngày nay có nhiều học giả tại gia nổi tiếng đang nghiên cứu những lãnh vực chuyên môn của Phật học.
Điều này dựng lên vấn nạn rằng chúng ta, những người xuất gia, sẽ phải làm gì một khi kiến thức của chúng ta không sánh bằng với những học giả Phật học tại gia? Tất nhiên chúng ta cần phải nỗ lực để có một trình độ chuyên môn uyên bác về Phật học, từ càng nhiều nguồn tài liệu càng tốt, và chúng ta sẵn sàng học hỏi từ phía những học giả tại gia những khi cần thiết.
Hơn nữa, những gì đời sống tự viện Phật giáo mang lại là một cơ hội để đem Phật giáo vào trong hiện thực; nó tạo cơ hội kết hợp việc học tập kinh điển với việc áp dụng sống động những nguyên tắc trong cuộc sống dựa trên đức tin, cống hiến và bổn phận đối với ngôi Tam bảo. Chúng ta phải kết hợp khôn khéo kiến thức với thực hành, sự hiểu biết bằng tri thức với đức tin và bổn phận. Chúng ta không thể chỉ tìm kiếm kiến thức mà không có thực hành, cũng không thể thực hành một cách mù mờ mà không có sự soi sáng của hiểu biết.
Vai trò của việc đào tạo tâm linh. Giáo pháp của đạo Phật thuyết phục mọi người không chỉ bằng vào khía cạnh trí tuệ của nó, cũng không phải bằng luân lý thực hành, mà đặc biệt bằng hệ thống tu tập tâm linh của nó. Đây chính là điểm khiến cho Phật giáo khác biệt cơ bản với tất cả các hệ thống tôn giáo khác: nó nhấn mạnh trên vai trò trung tâm của cái tâm trong việc quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và đưa ra các phương pháp thực hành (pháp môn) để rèn luyện cái tâm ấy.
Vì thế, có một pháp môn rất quan trọng đối với nhiều người là sự thực hành thiền định. Đây là một “cánh cửa” cho những ai đến từ môi trường phi Phật giáo, đặc biệt như nó đã từng xảy ra ở phương Tây. Vả lại, thiền định cũng là một pháp môn cho những Phật tử truyền thống mà họ làm việc trong các lãnh vực khoa học và có đầu óc hoài nghi, ưa tìm tòi.
Tôi không nghĩ chỉ có thực tập thiền định là đủ, và trong phương diện này, tôi không đồng ý với những “thiền sư” ở phương Tây – những người muốn trích xuất thiền định từ Phật giáo lại phản đối giáo lý Phật giáo và đức tin tôn giáo. Tôi nghĩ một phương thức cân bằng là rất cần thiết, đó là thế chân ba: đức tin – học hỏi Phật pháp – thực tập thiền định.
Đức tin làm thay đổi những trạng thái tình cảm không tốt, học giáo lý để có được tri kiến đúng đắn, và thực tập thiền định mang lại sự bình an và trí tuệ. Ngày nay nhiều người ban đầu đến với Pháp của Phật thông qua tu thiền. Một khi họ thu hoạch được những ích lợi cụ thể nhờ vào thiền định thì họ sẽ khởi lên sự thích thú và quan tâm đối với Pháp, và khi đó từ từ họ sẽ đi đến thâm hiểu giáo lý, nghiên cứu kinh điển, và rồi sẽ có đức tin, lòng mộ đạo, và thậm chí theo đuổi cả đời sống xuất gia.
Nếp sống phụng sự của Tăng. Tăng đoàn nỗ lực bảo tồn và tôn trọng những truyền thống lâu năm, sống không để những nhu yếu vật chất trở thành gánh nặng.
Theo cách đó, Tăng khuyến khích những người khác hướng đến một lối sống cần kiệm, kính trọng những gì lâu đời, tôn trọng môi trường tự nhiên. Trong thế giới hiện đại, bạo động đang nổ ra giữa những nhóm người khác sắc tộc, khác tôn giáo, những người này tin rằng họ có thể giải quyết được những khó khăn của họ bằng biện pháp vũ lực.
Tăng được tổ chức trên nguyên tắc bất bạo động, với niềm tin rằng nhẫn nại, thương thảo, và thỏa hiệp là hết sức cần thiết cho sự hòa hợp giữa con người với nhau. Theo ý nghĩa ấy, Tăng khuyến cáo con người phải giải quyết những khó khăn của họ thông qua sự hiểu biết, tha thứ và lòng thương yêu lẫn nhau.
Bằng việc nêu cao giáo pháp siêu xuất thế gian, Tăng đoàn Phật giáo kêu gọi tất cả mọi người nỗ lực lắng lại và tìm lấy một vị trí thư thái ở trong thế giới; yêu cầu mọi người phải hiểu được rằng trí tuệ siêu việt, nền tự do tối hậu của chúng ta, vượt lên trên tất cả mọi phân chia của thế giới.
Tiếng nói của lương tâm. Điều này khiến chúng ta nhắc đến một thách thức lớn khác đang đối mặt với Tăng đoàn trong thế giới ngày hôm nay.
Ngày nay, những vấn đề rộng lớn và kinh hoàng đang lấy đi mạng sống của hàng triệu người và đe dọa đến vô số người khác. Tôi muốn nói đến những cuộc xung đột sắc tộc đang hoành hành và các cuộc chiến tranh hủy diệt đang lập nên những danh sách chết dài lê thê giữa những người dân lương thiện, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Chúng ta nghĩ đến những chính phủ áp bức bắm giam người dân mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào, tra khảo và đánh đập họ, và thậm chí gây căng thẳng liên miên tới những người dân tự do. Nghĩ đến khoảng cách giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa những quốc gia hùng cường và những quốc gia nghèo đói. Nghĩ đến những cơn đói khát đang lấy đi hàng triệu sinh mạng người dân nghèo trên thế giới, đó là những căn bệnh mà có thể loại trừ dễ dàng với giá tiền hết sức khiêm tốn.
Nghĩ đến sự đọa lạc của hàng triệu cô gái bị ép buộc phải hành nghệ mại dâm, thường là bởi gia đình của chính họ do sự nghèo túng.
Nghĩ đến hàng trăm triệu đô la phung phí mỗi năm, khắp nơi trên thế giới, cho những vũ khí có khả năng hủy diệt kinh khủng trong khi có lẽ khoảng một nửa dân số trên thế giới kiếm vừa đủ lượng thức ăn dinh dưỡng để chống đỡ qua mỗi ngày.
Và cuối cùng, nghĩ đến việc chúng ta đang làm hại môi trường sống – không khí, nguồn nước, đất đai, thực phẩm – một cách thiếu thận trọng mà không hề quan tâm đến những thế hệ tương lai. Theo người viết, nhiệm vụ của Tăng là phải nói lên tiếng nói của lương tâm Phật giáo cho thế giới nhận ra.
Nghĩa là, Tăng hoặc ít nhất là những vị có danh tiếng trong Tăng hãy nêu cao những giá trị đạo đức Phật giáo trong việc giải quyết những vấn đề to tát đang đối diện với nhân loại ngày hôm nay.
Thanh Hòa dịch
Tăng đoàn là đại diện của đức Phật tồn tại ở thế gian. Đó là giáo đoàn gồm những Tì kheo và Tì kheo ni, những vị xuất gia truyền thừa qua nhiều thế hệ, sống theo tinh thần giới luật của Phật chế định. Hơn 2500 năm qua, với sự truyền thừa, Tăng đã duy trì và phát triển Giáo pháp của đức Phật, khiến cho gia tài Chánh pháp của Ngài không bị mai một.
Thế nhưng, Tăng đoàn của đức Phật sẽ tiếp tục tồn tại được bao lâu?
Sự tồn tại của Tam bảo phụ thuộc vào sự tồn tại của Tăng, bởi vì Tăng tượng trưng cho Tam bảo, là hình ảnh thu gọn của Tam bảo. Tăng cũng chính là hiện thân của những vị Thánh giả, những người đã giác ngộ chân lý tối thượng siêu xuất thế gian.
Tăng đoàn như thế đã trải qua hơn 2500 năm, còn dài hơn cả Đế quốc La Mã, và dài hơn bất cứ triều đại nào ở Trung Quốc. Nhưng hơn tất cả đó chính là Tăng đã tồn tại không bằng vũ khí, không dựa vào một nguồn tài lực kinh tế dồi dào nào, cũng không có quân đội, mà đơn thuần chỉ bằng sức mạnh của trí tuệ và đức hạnh.
Tuy nhiên, không thể nói trước được rằng liệu Tăng sẽ còn tiếp tục tồn tại hoặc tiếp tục có những đóng góp quan trọng và cần thiết cho nhân loại nữa hay không. Đây thực sự là vấn đề quan trọng mà nó phụ thuộc vào chính những thành viên của Tăng, vào mỗi thế hệ tiếp nối của những người xuất gia, bởi vì tương lai của Phật giáo chính là tương lai của Tăng hay ngược lại, tương lai của Tăng chính là tương lai của Phật giáo.
Như chúng ta đã biết, Tăng luôn luôn tồn tại trong mối tương quan mật thiết với giới Phật tử cư sỹ. Mối quan hệ giữa hai bên này là mối quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau.
Trong truyền thống Phật giáo, người tại gia cung cấp các thứ nhu yếu như áo quần, thực phẩm, chỗ ở, thuốc men và những vật dụng khác cho Tăng; trong khi đó, Tăng mang đến cho người tại gia những lời chỉ dạy và hình ảnh giải thoát nhờ đã sống đúng theo Giáo pháp của đức Phật. Để Tăng tiếp tục tồn tại, mối quan hệ này cần phải được giữ lại dưới những hình thức nào đó, nhưng xã hội đã thay đổi nhiều và sự thay đổi đó có thể sẽ đặt mối quan hệ này trên một vị thế mới.
Nhân tố trọng yếu nhất đang tác động đến mối quan hệ Tăng-tục là sự chuyển đổi, trước tiên, từ một trật tự xã hội truyền thống sang một trật tự xã hội hiện đại, và sau đó là sang một trật tự xã hội công nghệ. Ngày nay dấu hiệu dễ nhận ra của sự thay đổi này là sự thay đổi từ việc chú trọng vào các sản phẩm công nghiệp sang việc thu thập và phân bố thông tin. Sự chuyển giao này đã xảy ra xuyên suốt phương Tây và trong tầng lớp xã hội tân tiến nhất trong tất cả các nước trên thế giới.
Đôi lúc, sự thay đổi này được mô tả bởi câu nói: “chúng ta đang đi từ Thời đại công Nghiệp sang Thời đại Thông tin, từ nền văn minh dựa trên sản xuất sang nền văn minh dựa trên tri thức”.
Sự chuyển giao sang một xã hội “thông tin nhạy bén” sẽ làm biến đổi bản chất của mối quan hệ Tăng-tục một cách đáng kể, và điều này sẽ thách thức Tăng phải đưa ra những giải pháp mới để giữ được sự thích hợp của Phật Pháp. Ở đây, chúng ta không phải là những nhà tiên tri, và chúng ta không thể nói trước về tương lai một cách chi tiết được, nhưng căn cứ trên những xu hướng hiện tại, chúng ta thử phác họa nên những thách thức quan trọng đang đối mặt với Tăng đoàn như chúng ta nhận thấy.
Vai trò của việc nâng cao học vấn. Trong thời đại thông tin, tầng lớp có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao. Mọi người tiếp cận được nhiều kho tàng tri thức và thông tin hơn rất nhiều so với trong qua khứ, và sự hiểu biết về những vấn đề thế gian, và thậm chí cả Phật giáo, tinh tế hơn những thời kỳ trước rất nhiều.
Họ kỳ vọng Pháp của đức Phật phải phù hợp với những tiêu chuẩn mà họ đã học được từ đại học và sẽ không dễ dàng tiếp nhận giáo lý được truyền đạt bởi những vị đạo sư dựa vào lòng kính mộ và niềm tin không trắc vấn như trong truyền thống thời xưa cũ.
Người ta được đào tạo phải tra vấn và tìm tòi, và họ sẽ áp dụng phương pháp đó mỗi khi họ nghiên cứu Phật giáo. Vì thế Tăng Ni phải sẵn sàng để trả lời rất nhiều câu hỏi. Quý vị Tăng Ni không thể trông chờ đón nhận sự kính trọng khép nép từ phía người thế gian; mà họ phải nhận sự kính trọng qua việc giải thích Giáo pháp rõ ràng, chính xác và thuyết phục.
Bản thân chư Tăng Ni sẽ cần phải được đào tạo nâng cao, chính yếu là trong Phật giáo nhưng phải có thêm những mảng liên quan trực tiếp đến giáo lý, chẳng hạn như triết học và tâm lý học hiện đại, và còn nhiều lãnh vực chính đáng khác nữa. Làm thế nào để kết hợp hài hòa thế học vào trong môi trường xuất thế là một vấn đề khó khăn; giải pháp phải được đưa ra từ phía những nhà giáo dục Tăng Ni.
Vai trò của sách báo. Liên quan mật thiết đến điều kiện nâng cao học vấn giữa những người thế gian là vai trò của sách báo. Việc sử dụng chữ viết đã làm thay đổi Phật giáo từ khoảng thế kỷ II trước Tây lịch; và cũng tương tự như thế, báo chí và việc xuất bản mang tính thương mại đã bắt đầu làm thay đổi Phật giáo từ khoảng nửa sau thế kỷ XX.
Ngày nay có hàng trăm cuốn sách tiếng Anh về tất cả mọi lãnh vực của Phật giáo, cả phổ thông lẫn chuyên môn, và rất nhiều sách bằng các thứ ngôn ngữ khác. Như thế, bất kỳ ai chịu khó nghiên cứu Giáo pháp đều có thể thu được một sự hiểu biết sâu rộng về Phật giáo thông qua sách vở.
Máy vi tính cũng đã cách mạng hóa ngành Phật học một cách sâu xa. Một người cần mẫn có thể dùng chiếc máy tính nhỏ bé của mình để cất chứa một thư viện Phật học đầy đủ, bao gồm bộ Tam tạng kinh luật luận (Tripitaka). Thông qua mạng lưới internet, họ có thể xâm nhậm vô số nguồn tài liệu về Phật giáo và tham gia nhiều diễn đàn thảo luận một cách thiết thực về mọi đề tài liên quan đến đạo Phật.
Kiến thức về giáo lý thuộc phạm vi sách vở không còn là đặc quyền của những người xuất gia, và kho tàng kiến thức kinh luận Phật giáo cũng không còn phụ thuộc vào chùa chiền như nó đã từng như vậy trong một nền văn hóa Phật giáo truyền thống. Các trường đại học cũng thường đưa ra các đề tài nghiên cứu Phật học, và ngày nay có nhiều học giả tại gia nổi tiếng đang nghiên cứu những lãnh vực chuyên môn của Phật học.
Điều này dựng lên vấn nạn rằng chúng ta, những người xuất gia, sẽ phải làm gì một khi kiến thức của chúng ta không sánh bằng với những học giả Phật học tại gia? Tất nhiên chúng ta cần phải nỗ lực để có một trình độ chuyên môn uyên bác về Phật học, từ càng nhiều nguồn tài liệu càng tốt, và chúng ta sẵn sàng học hỏi từ phía những học giả tại gia những khi cần thiết.
Hơn nữa, những gì đời sống tự viện Phật giáo mang lại là một cơ hội để đem Phật giáo vào trong hiện thực; nó tạo cơ hội kết hợp việc học tập kinh điển với việc áp dụng sống động những nguyên tắc trong cuộc sống dựa trên đức tin, cống hiến và bổn phận đối với ngôi Tam bảo. Chúng ta phải kết hợp khôn khéo kiến thức với thực hành, sự hiểu biết bằng tri thức với đức tin và bổn phận. Chúng ta không thể chỉ tìm kiếm kiến thức mà không có thực hành, cũng không thể thực hành một cách mù mờ mà không có sự soi sáng của hiểu biết.
Vai trò của việc đào tạo tâm linh. Giáo pháp của đạo Phật thuyết phục mọi người không chỉ bằng vào khía cạnh trí tuệ của nó, cũng không phải bằng luân lý thực hành, mà đặc biệt bằng hệ thống tu tập tâm linh của nó. Đây chính là điểm khiến cho Phật giáo khác biệt cơ bản với tất cả các hệ thống tôn giáo khác: nó nhấn mạnh trên vai trò trung tâm của cái tâm trong việc quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và đưa ra các phương pháp thực hành (pháp môn) để rèn luyện cái tâm ấy.
Vì thế, có một pháp môn rất quan trọng đối với nhiều người là sự thực hành thiền định. Đây là một “cánh cửa” cho những ai đến từ môi trường phi Phật giáo, đặc biệt như nó đã từng xảy ra ở phương Tây. Vả lại, thiền định cũng là một pháp môn cho những Phật tử truyền thống mà họ làm việc trong các lãnh vực khoa học và có đầu óc hoài nghi, ưa tìm tòi.
Tôi không nghĩ chỉ có thực tập thiền định là đủ, và trong phương diện này, tôi không đồng ý với những “thiền sư” ở phương Tây – những người muốn trích xuất thiền định từ Phật giáo lại phản đối giáo lý Phật giáo và đức tin tôn giáo. Tôi nghĩ một phương thức cân bằng là rất cần thiết, đó là thế chân ba: đức tin – học hỏi Phật pháp – thực tập thiền định.
Đức tin làm thay đổi những trạng thái tình cảm không tốt, học giáo lý để có được tri kiến đúng đắn, và thực tập thiền định mang lại sự bình an và trí tuệ. Ngày nay nhiều người ban đầu đến với Pháp của Phật thông qua tu thiền. Một khi họ thu hoạch được những ích lợi cụ thể nhờ vào thiền định thì họ sẽ khởi lên sự thích thú và quan tâm đối với Pháp, và khi đó từ từ họ sẽ đi đến thâm hiểu giáo lý, nghiên cứu kinh điển, và rồi sẽ có đức tin, lòng mộ đạo, và thậm chí theo đuổi cả đời sống xuất gia.
Nếp sống phụng sự của Tăng. Tăng đoàn nỗ lực bảo tồn và tôn trọng những truyền thống lâu năm, sống không để những nhu yếu vật chất trở thành gánh nặng.
Theo cách đó, Tăng khuyến khích những người khác hướng đến một lối sống cần kiệm, kính trọng những gì lâu đời, tôn trọng môi trường tự nhiên. Trong thế giới hiện đại, bạo động đang nổ ra giữa những nhóm người khác sắc tộc, khác tôn giáo, những người này tin rằng họ có thể giải quyết được những khó khăn của họ bằng biện pháp vũ lực.
Tăng được tổ chức trên nguyên tắc bất bạo động, với niềm tin rằng nhẫn nại, thương thảo, và thỏa hiệp là hết sức cần thiết cho sự hòa hợp giữa con người với nhau. Theo ý nghĩa ấy, Tăng khuyến cáo con người phải giải quyết những khó khăn của họ thông qua sự hiểu biết, tha thứ và lòng thương yêu lẫn nhau.
Bằng việc nêu cao giáo pháp siêu xuất thế gian, Tăng đoàn Phật giáo kêu gọi tất cả mọi người nỗ lực lắng lại và tìm lấy một vị trí thư thái ở trong thế giới; yêu cầu mọi người phải hiểu được rằng trí tuệ siêu việt, nền tự do tối hậu của chúng ta, vượt lên trên tất cả mọi phân chia của thế giới.
Tiếng nói của lương tâm. Điều này khiến chúng ta nhắc đến một thách thức lớn khác đang đối mặt với Tăng đoàn trong thế giới ngày hôm nay.
Ngày nay, những vấn đề rộng lớn và kinh hoàng đang lấy đi mạng sống của hàng triệu người và đe dọa đến vô số người khác. Tôi muốn nói đến những cuộc xung đột sắc tộc đang hoành hành và các cuộc chiến tranh hủy diệt đang lập nên những danh sách chết dài lê thê giữa những người dân lương thiện, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Chúng ta nghĩ đến những chính phủ áp bức bắm giam người dân mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào, tra khảo và đánh đập họ, và thậm chí gây căng thẳng liên miên tới những người dân tự do. Nghĩ đến khoảng cách giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa những quốc gia hùng cường và những quốc gia nghèo đói. Nghĩ đến những cơn đói khát đang lấy đi hàng triệu sinh mạng người dân nghèo trên thế giới, đó là những căn bệnh mà có thể loại trừ dễ dàng với giá tiền hết sức khiêm tốn.
Nghĩ đến sự đọa lạc của hàng triệu cô gái bị ép buộc phải hành nghệ mại dâm, thường là bởi gia đình của chính họ do sự nghèo túng.
Nghĩ đến hàng trăm triệu đô la phung phí mỗi năm, khắp nơi trên thế giới, cho những vũ khí có khả năng hủy diệt kinh khủng trong khi có lẽ khoảng một nửa dân số trên thế giới kiếm vừa đủ lượng thức ăn dinh dưỡng để chống đỡ qua mỗi ngày.
Và cuối cùng, nghĩ đến việc chúng ta đang làm hại môi trường sống – không khí, nguồn nước, đất đai, thực phẩm – một cách thiếu thận trọng mà không hề quan tâm đến những thế hệ tương lai. Theo người viết, nhiệm vụ của Tăng là phải nói lên tiếng nói của lương tâm Phật giáo cho thế giới nhận ra.
Nghĩa là, Tăng hoặc ít nhất là những vị có danh tiếng trong Tăng hãy nêu cao những giá trị đạo đức Phật giáo trong việc giải quyết những vấn đề to tát đang đối diện với nhân loại ngày hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét