Thứ Ba, tháng 11 27, 2007

PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO TRONG KINH TẠNG NGUYÊN THỦY

Kinh điển Phật giáo giai đoạn đầu (hệ kinh Nikāya) ghi lại rằng, sau khi chứng ngộ đạo quả Niết bàn và giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, trở thành bậc ChánhĐẳng Giác, ban đầu đức Phật cảm thấy ngần ngại khi nghĩ đến việc tuyên giảng cho loài người Pháp mà Ngài đã thể chứng (Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu). Đức Thế Tôn ngại rằng Pháp của Ngài quá thâm sâu, những hạng người “đang mải đắm chìm trong tục lụy” khó có thể hiểu được; và sự chứng ngộ ấy vượt lên trên khả năng lãnh hội của họ. Ngài nói:
“Chúng sinh này thì ưa thích những cái được ấp ủ, thích thú với cái được ấp ủ, cho nên Sự Thực này là khó hiểu. Đó là sự sinh khởi do quan hệ y duyên.”(*) (Ariyapariyesanā-sutta, M.i. 167, ālayārāmā kho panāyaṃ pajā ālayaratāya ālaya-sammuditāya duddasaṃ idaṃ ṭhānaṃ yadidaṃ idappaccayatā paṭiccasamuppādo.)(Tuệ Sỹ, Huyền Thoại Duy Ma Cật, NXB Phương Đông, tr 55).
Lúc ấy, Phạm Thiên biết được ý nghĩ ấy nên rất lo lắng, ông ta sợ thế giới “sẽ bị hủy diệt” nếu đức Phật đi vào Niết bàn mà không tuyên giảng đạo giải thoát. Ông liền xuống trần và hiện ra trước đức Phật, thỉnh cầu Ngài hãy vì những chúng sinh đang đau khổ mà ở lại đời để tuyên giảng giáo lý Ngài đã giác ngộ:
“Như người đứng trên đỉnh núi cao
Có thể nhìn khắp những người xung quanh.
Đấng Giác Ngộ, Bậc Biến Tri, cũng như thế,
Ngài hãy ngự lên Pháp Đường.
Đấng Vô Phiền hãy nhìn loài người đây
Đắm chìm trong sầu não, bị sinh già chế ngự.

Hãy đứng lên hỡi vị anh hùng chiến thắng, người dẫn đầu đoàn lữ hành
Bậc hết mọi nợ nần, hãy đi khắp thế gian
Nguyện đức Thế Tôn tuyên giảng Chánh Pháp
Sẽ có những chúng sanh hiểu được.”
(Ariyapariyesanā sutta – Kinh Thánh Cầu)

Cry Me a River


Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Cry Me a River - Diana Krall
Written by - HamiltonFrom - The Look Of Love

Nói gì đây?

Một ngày oi bức trôi qua, để lại sau lưng bao nỗi mệt nhọc, ngồi ôn lại chút dư vị, lắng nghe niềm đam mê chảy về trong tâm thức! Ta như chợt gặp em đâu đó, dáng mộng mị huyền hoặc pha chút dĩ vãng phù du. Có lẽ giờ này ta là kẻ cố quận một thời, và em vẫn dịu dàng như mấy thuở.

Now you say you're lonely

Một tiếng thở dài cho nhịp điệu đơn côi.

You cry the long night through
Well, you can cry me a river
Cry me a river
I cried a river over you

Em khóc cho ai? Cho bản thân hay cho gã khờ. Gã khờ giờ đã mất trí và em không còn là một thuở.

Now you say you're sorry
For being so untrue
Well, you can cry me a river
Cry me a river
I cried a river over you

Khóc! Hãy khóc đi, hãy khóc cho những gì đáng được nâng niu chiều chuộng, cũng như cho những xác dế bên hè. Điều đó sẽ khiến tim em lắng lại.

You drove me, nearly drove me, out of my head

Vâng, drive me out of your head, mine too!

While you never shed a tear
Remember, I remember, all that you said
You told me love was too plebeian
Told me you were through with me and

Và hãy khóc đi, khóc cho một lần dứt bặt mối ngọng nghịu, bởi vì trong em, đó chỉ là chút thực vị mà thôi.

Now you say you love me
Well, just to prove that you do
Come on and cry me a river
Cry me a river
I cried a river over you
I cried a river over you
I cried a river...over you...

Và rồi, một bận nhìn lại dĩ vãng, một bận hạnh ngộ với cõi lòng, thấy lại trời kia sao mà xanh thế, đồng cỏ kia sao mượt mà dáng dấp ban sơ. Để rồi:

I cried a river...over you...

Thứ Bảy, tháng 11 24, 2007

BIA RƯỢU – MỘT SỰ THỊNH HÀNH NGUY HẠI

Mỗi chiều tối xuống phố, tôi có cảm tưởng như thế giới đang chếch choáng trong hơi men. Rất nhiều con phố nhộn nhịp những quán xá, tiếng cụng ly chan chát xen lẫn tiếng nói cười. Người ta nói, người ta cười để rồi chết lịm trong đêm tối, bỏ lại ngày mai trong dư vị đắng nồng. Từ nông thôn đến thị thành, uống bia rượu đã trở thành một hoạt động cuối ngày của mọi người, đặc biệt là nam giới. Hoạt động này đã trở thành hiển nhiên với rất nhiều người, thậm chí đối với cả những người không tham gia uống nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của nó, đó là các người mẹ, người vợ.
Tình trạng thịnh hành
Vấn đề sử dụng bia rượu đã có từ lâu đời, nhưng càng ngày nó càng trở thành lạm dụng nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Ngày xưa, một người say rượu có thể dùng dao đâm chết một vài người, nhưng ngày nay gã ta có thể dùng súng xả vào vô số người, hoặc lái xe đâm vào người đi đường gây nên những tai nạn khủng khiếp. Dù con người đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế việc lạm dụng chất nguy hại ấy nhưng thực tế nó vẫn tăng thịnh. Theo sự thống kê mới đây của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), có khoảng 62 triệu người nghiện rượu trên thế giới, và nạn nghiện bia rượu ở những nước có nền kinh tế kém và đang phát triển là đáng lo ngại nhất. Ở một số nước Châu Á, như Nhật Bản, Việt Nam, uống bia rượu trở thành nhu cầu đòi hỏi trong làm ăn. Quán bia rượu trở thành “văn phòng mở rộng”, nhiều giao kèo quan trọng được ký kết tại nơi sặc mùi men này, thậm chí người ta còn trích ra một khoản tiền gọi là “tiền nhậu”.