Mỗi chiều tối xuống phố, tôi có cảm tưởng như thế giới đang chếch choáng trong hơi men. Rất nhiều con phố nhộn nhịp những quán xá, tiếng cụng ly chan chát xen lẫn tiếng nói cười. Người ta nói, người ta cười để rồi chết lịm trong đêm tối, bỏ lại ngày mai trong dư vị đắng nồng. Từ nông thôn đến thị thành, uống bia rượu đã trở thành một hoạt động cuối ngày của mọi người, đặc biệt là nam giới. Hoạt động này đã trở thành hiển nhiên với rất nhiều người, thậm chí đối với cả những người không tham gia uống nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của nó, đó là các người mẹ, người vợ.
Tình trạng thịnh hành
Vấn đề sử dụng bia rượu đã có từ lâu đời, nhưng càng ngày nó càng trở thành lạm dụng nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Ngày xưa, một người say rượu có thể dùng dao đâm chết một vài người, nhưng ngày nay gã ta có thể dùng súng xả vào vô số người, hoặc lái xe đâm vào người đi đường gây nên những tai nạn khủng khiếp. Dù con người đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế việc lạm dụng chất nguy hại ấy nhưng thực tế nó vẫn tăng thịnh. Theo sự thống kê mới đây của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), có khoảng 62 triệu người nghiện rượu trên thế giới, và nạn nghiện bia rượu ở những nước có nền kinh tế kém và đang phát triển là đáng lo ngại nhất. Ở một số nước Châu Á, như Nhật Bản, Việt Nam, uống bia rượu trở thành nhu cầu đòi hỏi trong làm ăn. Quán bia rượu trở thành “văn phòng mở rộng”, nhiều giao kèo quan trọng được ký kết tại nơi sặc mùi men này, thậm chí người ta còn trích ra một khoản tiền gọi là “tiền nhậu”.
Cái khó chính là ở quan niệm của người sử dụng. Với quan niệm rượu là chất kết nối của giao tế, nam vô tửu như kỳ vô phong, người ta nghiễm nhiên tự ban cho mình cái quyền được uống, uống bí tỉ quên cả chính mình. Tệ hơn nữa, nhiều người còn quan niệm người có tửu lượng lớn mới là người từng trải, người sành sỏi, đáng mặt anh chị! Xuất phát từ quan niệm ấy cho nên một khi đã uống thì phải uống cạn, uống cho đến khi ngã gục mới thôi.
Tác hại của bia rượu đến sức khỏe
Một nét nổi bật đáng ngại của người uống bia rượu chính là bất chấp những cảnh báo về sức khỏe. Tình trạng này phổ biến đến nổi rất nhiều cán bộ làm trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng mắc phải.
Ngày nay, rõ ràng ai cũng biết uống nhiều bia rượu sẽ có ảnh hưởng xấu đến tim mạch, dạ dày, gan gây ra một số bệnh nghiêm trọng dẫn đến rất nhiều trường hợp tử vong như: về tim mạch: xơ mỡ động mạch, cơn đau thắt ngực, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, rối loạn nhịp tim; về tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy mãn; về gan: xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ… Thống kê của Reuters Health (2004) nói rằng rượu đã giết chết khoảng 75.000 người Mỹ mỗi năm và rút ngắn tuổi thọ trung bình của họ còn 30 năm, trong số đó khoảng một nửa chết vì các bệnh liên quan đến rượu.
Cha mẹ uống rượu dẫn đến nguy hại cho con cái, cả thể chất lẫn tinh thần. Con cái những người nghiện rượu có nguy cơ nghiện rượu, ma túy và đam mê cờ bạc cao gấp 4 lần so với những em có cha mẹ không nghiện rượu. Theo thống kê của Học Viện Bác sĩ Gia đình Mỹ (American Academy of Family Physicians), ở Mỹ mỗi năm có khoảng 1.200 trẻ em mắc phải hội chứng nhiễm cồn ở bào thai (FAS), một hậu quả đáng lý không phải hứng chịu bởi những em bé vô tội! Chính hậu quả này dẫn đến chỉ số IQ (chỉ số thông minh) của những em bé này giảm so với những em bình thường, tiến sĩ Sandra W. Jacobson và cộng sự tại Đại học Wayne (Michigan, Mỹ) đã cho biết như thế. Bác sỹ John W. Olney, nhà nghiên cứu về não tại Đại Học Washington nói rằng, những nghiên cứu của ông cho thấy rằng chỉ với một lượng cồn của 2 ly cocktail do người mẹ mang thai uống vào cũng có khả năng làm chết những tế bào não đang phát triển của thai nhi.
Từ điển Wikipedia nói rằng: “Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.” Một con số khủng khiếp!
Giáo sư y dược Richard Gross của Đại Học Washington nói rằng rượu kết hợp với các axit béo của não tạo thành một hợp chất gọi là fatty-acid-ethyl ester, hợp chất này làm thay đổi những tín hiệu điện và hóa học trong não dẫn đến sự thay đổi cách thức hoạt động của não. Tiến sỹ Roberta J. Pentney ở Đại học Buffalo cũng cho biết những tế bào não bị cồn giết chết, một số sẽ được tái sinh lại nhưng cấu trúc của nó sẽ bị thay đổi, nghĩa là không còn như trước!
Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội
Uống rượu là một thói xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn là nguyên nhân gây ra những xung đột trong gia đình và trong xã hội. Bia rượu chính là chất xúc tác khiến cho tiến trình xung đột đi đến giai đoạn cuối với kết quả là sự bạo hành. Những xích mích nhỏ khi rượu vào sẽ trở thành mấu chốt của sự tranh chấp. “Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cũng cho thấy, khoảng 55% số vụ bạo hành trong gia đình xảy ra tại những gia đình có cha mẹ nghiện rượu.” và “Rượu cũng là nguyên nhân dẫn tới 90% số trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục.” (theo BBC).
Khi uống khá nhiều rượu (có độ cồn trong máu khoảng 0,18 - 0,3%) thì có triệu chứng say, lúc này đi đứng không vững, nói năng lảm nhảm, nhìn không rõ, mất khả năng kiểm soát ý chí và hành vi. Chính lúc này sẽ thường xảy ra các việc sai quấy như đánh nhau, cưỡng hiếp… Thống kê ghi nhận khi say rượu ở mức này, xác suất gây tai nạn chết người gia tăng gấp 7 lần so với bình thường, xác suất té chết gấp 16 lần, xác suất chết vì tai nạn giao thông gấp 4 - 5 lần. Một vấn nạn đang trở thành chủ đề nhức nhối ở nước ta ngày nay là vấn đề an toàn giao thông, nhưng liệu những người uống bia rượu ấy tham gia giao thông thì hậu quả sẽ như thế nào? Bản thống kê năm 2007 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng trên thế giới mỗi năm có khoảng 1,8 triệu người chết do tai nạn vì uống rượu, có rất nhiều trường hợp chết do uống quá nhiều; trong tổng số những cái chết tai nạn liên quan tới rượu, 32% do những tai nạn khách quan như tai nạn giao thông, té lầu…, và 13,7% do tại nạn chủ quan như đánh nhau….
Quan điểm của Phật giáo
Thế thì, vấn đề sử dụng bia rượu trong Phật giáo như thế nào? Trước tiên, chúng ta có thể trích dẫn chính lời của đức Phật. Giới luật của người xuất gia dạy rằng: “thà uống nước đồng sôi, chứ không được phạm đến rượu”, thậm chí “không được ngửi hơi rượu, không được dừng lại ở quán rượu, cũng không được cho người khác uống rượu”. Vì sao như thế?
Thứ nhất, về phương diện trí tuệ, đức Phật dạy “rượu còn độc hơn cả những loại độc dược mạnh nhất thế gian, độc dược làm mất mạng một đời còn rượu làm mất trí tuệ nhiều kiếp”! Đạo Phật tôn trọng trí tuệ của con người, duy tuệ thị nghiệp, cho nên những gì nguy hại đên trí tuệ của con người đều bị cấm chế. Người mà thần thức hôn ám, tâm trí tán loạn thì làm sao thực hiện được sự nghiệp Trí Giác!
Thứ hai, về phương diện nhân cách, Kinh nói: “người phạm giới rượu rồi thì tất cả các giới khác đều có khả năng phạm, không còn khả năng phòng hộ giới nữa”. Tu Phật là chuyển phàm cách thành Thánh cách. Rượu vào thì căn môn buông lung, nhân cách sa sút, những phiền não trong tâm nổi dậy, tham sân si mặc tình phóng túng, đó không phải là hình ảnh của giải thoát an lạc.
Nói đến tác hại của rượu, Luật Tứ Phần quyển 16 đưa ra 10 tác hại như sau: 1 - nhan sắc xấu xí; 2 - thể lực yếu kém; 3 - mắt nhìn không rõ; 4 - dễ nổi sân nhuế; 5 - hủy hoại sự nghiệp; 6 - có nhiều bệnh tật; 7 - gây chuyện đấu tranh kiện tụng; 8 - tiếng ác lưu truyền; 9 - trí tuệ giảm sút; 10 - chết đọa vào 3 đường ác.
Ngoài ra, Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng còn liệt kê 36 lỗi của người uống rượu (Đại chính tân tu q. 1, tr. 0899a-b). Luận Đại Trí Độ cũng nói đến 35 tổn hại do uống rượu. Chính vì rượu có nguy cơ tổn hại lớn như thế nên trong Bồ Tát Giới Phạm Võng, trọng giới thứ 5 của người thọ giới Bồ-tát là không được buôn rượu, chứ không chỉ đơn giản là không được uống rượu như ở các đối tượng thọ giới khác. Trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh, người Phật tử luôn lấy việc lợi ích chúng sanh làm đầu; nên thay vì cấm uống rượu chỉ có lợi ích cho cá nhân, đức Phật chế giới cấm buôn rượu để nâng lợi ích lên mức độ cộng đồng. Ngày nay xã hội cũng cần phải có thái độ như thế đối với việc buôn bán bia rượu.
Cũng có kẻ lý luận: “rượu giúp cơ thể chống lạnh, có lợi cho thân, khiến tâm sảng khoái, việc gì phải không uống?” Luận Trí Độ đáp rằng: “có lợi thì ít, tổn hại lại nhiều, cũng giống như trong thức uống tốt lành mà có tạp độc, tại sao lại uống!”
Xét về bản chất, rượu không phải là tội ác, thậm chí trong một số trường hợp, nó còn được xem như một loại thuốc chữa bệnh. Trong giới luật, giới không uống rượu thuộc về già giới, mục đích là để ngăn chăn nguy cơ gây ra tội ác, cho nên có lúc chính Phật cũng có “mở”: “nếu sử dụng rượu với nhu cầu chữa bệnh theo lời bác sĩ thì vẫn được phép.” Trong Hán tự, chữ Y (醫: chữa bệnh) thuộc loại chữ có bộ Dậu (酉: rượu), nghĩa là rượu và chữa bệnh có liên hệ với nhau. Theo các bác sĩ Đông y, rượu có tính dẫn trong quá trình phục dược, nên nó được sử dụng nhưng chỉ với liều lượng vừa phải. Cũng giống như chúng ta uống thuốc Tây, nếu thử uống gấp 10 lần liều lượng bác sĩ cho toa thì chắc chắn sẽ thấy thuốc ấy không còn là thuốc chữa bệnh nữa! Sử dụng rượu với mục đích chữa bệnh cũng như thế.
Tìm một lối thoát cho hiện trạng
Chúng ta nhận thấy, tình trạng lạm dụng bia rượu quá phổ biến, và nguyên nhân tuy nhiều nhưng cũng không đi ra ngoài mấy phạm trù phổ biến, đó là: giải trí, giao tế, lễ lạt. Thiết nghĩ đó là những nhu cầu cần thiết của cuộc sống, nhưng chúng đâu chỉ giới hạn ở bia rượu. Sở dĩ chúng ta tìm đến với bia rượu bởi chúng ta chưa thực sự nhận thức được tác hại của bia rượu hoặc chưa tìm được hoạt động tốt hơn có thể thay thế cho bia rượu.
Nổi bật nhất, tình trạng lạm dụng bia rượu chủ yếu nhằm vào nhu cầu giải trí, cho nên mọi người ngoài việc cần hiểu đúng về bia rượu còn phải tự tìm cho mình và gia đình những hình thức giải trí lành mạnh. Trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, trong đó có một bộ phận rất lớn người thất nghiệp, con người cảm thấy cô đơn, buồn chán muốn tìm đến với bạn bè và bia rượu để quên đi chính mình, tìm vui trong những cảm giác nhất thời. Vậy thì chúng ta hãy tự tìm lấy cho mình những việc làm hữu ích trong khoảng thời gian đó tùy theo nhu cầu và sở thích bản thân, có thể đến với Phật Pháp để tìm hiểu về nếp sống lành mạnh và sự tu tập tâm linh, bởi vì Pháp của Phật có khả năng chữa trị các loại tâm bệnh.
Trong hoạt động giao tế hoặc lễ lạt, uống bia rượu đã trở thành một lề thói, một hủ tục. Là con người của thời đại văn minh, chúng ta cần nhận thức rằng bia rượu là một chất độc hại, không nhất thiết phải uống hoặc có thể hạn chế; phải có suy nghĩ rằng uống bia rượu với liều lượng nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả không như ý muốn, gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến nền hạnh phúc của gia đình và xã hội.
Tình trạng uống bia rượu thường bắt đầu từ sự huân tập lúc còn nhỏ. Cho nên, người lớn không được để cho con em của mình tiếp xúc với bia rượu như: sai đi mua, tập cho uống, hoặc lui tới thường xuyên những nơi có hoạt động mua bán bia rượu. Đối với nhà trường, cần nghiêm cấm tuyệt đối, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, nhà trường và gia đình cần phải có nhiều hoạt động giáo dục cho các em hiểu về tác hại của bia rượu, tạo nên một sự phòng ngừa từ trong ý thức của các em.
Những chất kích thích bao giờ cũng có sự cám dỗ khó cản đối với con người, bia rượu tuy không dẫn đến các hậu quả tức thời cho sức khỏe giống như ma túy nhưng với sự phổ biến như hiện nay, tác hại của nó có thể liên đới đến rất nhiều lãnh vực trong cuộc sống. Cho nên, trước hết mỗi chúng ta, người uống cũng như không uống, phải ý thức về sự nguy hại ấy, phải xây dựng cho mình một ý niệm từ bỏ để tạo chiếc rào cản trước sức cám dỗ luôn tràn ngập, sau đó ngõ hầu mới từ bỏ và giúp người khác từ bỏ mối nguy hại ấy.
Tình trạng thịnh hành
Vấn đề sử dụng bia rượu đã có từ lâu đời, nhưng càng ngày nó càng trở thành lạm dụng nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Ngày xưa, một người say rượu có thể dùng dao đâm chết một vài người, nhưng ngày nay gã ta có thể dùng súng xả vào vô số người, hoặc lái xe đâm vào người đi đường gây nên những tai nạn khủng khiếp. Dù con người đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế việc lạm dụng chất nguy hại ấy nhưng thực tế nó vẫn tăng thịnh. Theo sự thống kê mới đây của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), có khoảng 62 triệu người nghiện rượu trên thế giới, và nạn nghiện bia rượu ở những nước có nền kinh tế kém và đang phát triển là đáng lo ngại nhất. Ở một số nước Châu Á, như Nhật Bản, Việt Nam, uống bia rượu trở thành nhu cầu đòi hỏi trong làm ăn. Quán bia rượu trở thành “văn phòng mở rộng”, nhiều giao kèo quan trọng được ký kết tại nơi sặc mùi men này, thậm chí người ta còn trích ra một khoản tiền gọi là “tiền nhậu”.
Cái khó chính là ở quan niệm của người sử dụng. Với quan niệm rượu là chất kết nối của giao tế, nam vô tửu như kỳ vô phong, người ta nghiễm nhiên tự ban cho mình cái quyền được uống, uống bí tỉ quên cả chính mình. Tệ hơn nữa, nhiều người còn quan niệm người có tửu lượng lớn mới là người từng trải, người sành sỏi, đáng mặt anh chị! Xuất phát từ quan niệm ấy cho nên một khi đã uống thì phải uống cạn, uống cho đến khi ngã gục mới thôi.
Tác hại của bia rượu đến sức khỏe
Một nét nổi bật đáng ngại của người uống bia rượu chính là bất chấp những cảnh báo về sức khỏe. Tình trạng này phổ biến đến nổi rất nhiều cán bộ làm trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng mắc phải.
Ngày nay, rõ ràng ai cũng biết uống nhiều bia rượu sẽ có ảnh hưởng xấu đến tim mạch, dạ dày, gan gây ra một số bệnh nghiêm trọng dẫn đến rất nhiều trường hợp tử vong như: về tim mạch: xơ mỡ động mạch, cơn đau thắt ngực, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, rối loạn nhịp tim; về tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy mãn; về gan: xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ… Thống kê của Reuters Health (2004) nói rằng rượu đã giết chết khoảng 75.000 người Mỹ mỗi năm và rút ngắn tuổi thọ trung bình của họ còn 30 năm, trong số đó khoảng một nửa chết vì các bệnh liên quan đến rượu.
Cha mẹ uống rượu dẫn đến nguy hại cho con cái, cả thể chất lẫn tinh thần. Con cái những người nghiện rượu có nguy cơ nghiện rượu, ma túy và đam mê cờ bạc cao gấp 4 lần so với những em có cha mẹ không nghiện rượu. Theo thống kê của Học Viện Bác sĩ Gia đình Mỹ (American Academy of Family Physicians), ở Mỹ mỗi năm có khoảng 1.200 trẻ em mắc phải hội chứng nhiễm cồn ở bào thai (FAS), một hậu quả đáng lý không phải hứng chịu bởi những em bé vô tội! Chính hậu quả này dẫn đến chỉ số IQ (chỉ số thông minh) của những em bé này giảm so với những em bình thường, tiến sĩ Sandra W. Jacobson và cộng sự tại Đại học Wayne (Michigan, Mỹ) đã cho biết như thế. Bác sỹ John W. Olney, nhà nghiên cứu về não tại Đại Học Washington nói rằng, những nghiên cứu của ông cho thấy rằng chỉ với một lượng cồn của 2 ly cocktail do người mẹ mang thai uống vào cũng có khả năng làm chết những tế bào não đang phát triển của thai nhi.
Từ điển Wikipedia nói rằng: “Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.” Một con số khủng khiếp!
Giáo sư y dược Richard Gross của Đại Học Washington nói rằng rượu kết hợp với các axit béo của não tạo thành một hợp chất gọi là fatty-acid-ethyl ester, hợp chất này làm thay đổi những tín hiệu điện và hóa học trong não dẫn đến sự thay đổi cách thức hoạt động của não. Tiến sỹ Roberta J. Pentney ở Đại học Buffalo cũng cho biết những tế bào não bị cồn giết chết, một số sẽ được tái sinh lại nhưng cấu trúc của nó sẽ bị thay đổi, nghĩa là không còn như trước!
Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội
Uống rượu là một thói xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn là nguyên nhân gây ra những xung đột trong gia đình và trong xã hội. Bia rượu chính là chất xúc tác khiến cho tiến trình xung đột đi đến giai đoạn cuối với kết quả là sự bạo hành. Những xích mích nhỏ khi rượu vào sẽ trở thành mấu chốt của sự tranh chấp. “Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cũng cho thấy, khoảng 55% số vụ bạo hành trong gia đình xảy ra tại những gia đình có cha mẹ nghiện rượu.” và “Rượu cũng là nguyên nhân dẫn tới 90% số trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục.” (theo BBC).
Khi uống khá nhiều rượu (có độ cồn trong máu khoảng 0,18 - 0,3%) thì có triệu chứng say, lúc này đi đứng không vững, nói năng lảm nhảm, nhìn không rõ, mất khả năng kiểm soát ý chí và hành vi. Chính lúc này sẽ thường xảy ra các việc sai quấy như đánh nhau, cưỡng hiếp… Thống kê ghi nhận khi say rượu ở mức này, xác suất gây tai nạn chết người gia tăng gấp 7 lần so với bình thường, xác suất té chết gấp 16 lần, xác suất chết vì tai nạn giao thông gấp 4 - 5 lần. Một vấn nạn đang trở thành chủ đề nhức nhối ở nước ta ngày nay là vấn đề an toàn giao thông, nhưng liệu những người uống bia rượu ấy tham gia giao thông thì hậu quả sẽ như thế nào? Bản thống kê năm 2007 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng trên thế giới mỗi năm có khoảng 1,8 triệu người chết do tai nạn vì uống rượu, có rất nhiều trường hợp chết do uống quá nhiều; trong tổng số những cái chết tai nạn liên quan tới rượu, 32% do những tai nạn khách quan như tai nạn giao thông, té lầu…, và 13,7% do tại nạn chủ quan như đánh nhau….
Quan điểm của Phật giáo
Thế thì, vấn đề sử dụng bia rượu trong Phật giáo như thế nào? Trước tiên, chúng ta có thể trích dẫn chính lời của đức Phật. Giới luật của người xuất gia dạy rằng: “thà uống nước đồng sôi, chứ không được phạm đến rượu”, thậm chí “không được ngửi hơi rượu, không được dừng lại ở quán rượu, cũng không được cho người khác uống rượu”. Vì sao như thế?
Thứ nhất, về phương diện trí tuệ, đức Phật dạy “rượu còn độc hơn cả những loại độc dược mạnh nhất thế gian, độc dược làm mất mạng một đời còn rượu làm mất trí tuệ nhiều kiếp”! Đạo Phật tôn trọng trí tuệ của con người, duy tuệ thị nghiệp, cho nên những gì nguy hại đên trí tuệ của con người đều bị cấm chế. Người mà thần thức hôn ám, tâm trí tán loạn thì làm sao thực hiện được sự nghiệp Trí Giác!
Thứ hai, về phương diện nhân cách, Kinh nói: “người phạm giới rượu rồi thì tất cả các giới khác đều có khả năng phạm, không còn khả năng phòng hộ giới nữa”. Tu Phật là chuyển phàm cách thành Thánh cách. Rượu vào thì căn môn buông lung, nhân cách sa sút, những phiền não trong tâm nổi dậy, tham sân si mặc tình phóng túng, đó không phải là hình ảnh của giải thoát an lạc.
Nói đến tác hại của rượu, Luật Tứ Phần quyển 16 đưa ra 10 tác hại như sau: 1 - nhan sắc xấu xí; 2 - thể lực yếu kém; 3 - mắt nhìn không rõ; 4 - dễ nổi sân nhuế; 5 - hủy hoại sự nghiệp; 6 - có nhiều bệnh tật; 7 - gây chuyện đấu tranh kiện tụng; 8 - tiếng ác lưu truyền; 9 - trí tuệ giảm sút; 10 - chết đọa vào 3 đường ác.
Ngoài ra, Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng còn liệt kê 36 lỗi của người uống rượu (Đại chính tân tu q. 1, tr. 0899a-b). Luận Đại Trí Độ cũng nói đến 35 tổn hại do uống rượu. Chính vì rượu có nguy cơ tổn hại lớn như thế nên trong Bồ Tát Giới Phạm Võng, trọng giới thứ 5 của người thọ giới Bồ-tát là không được buôn rượu, chứ không chỉ đơn giản là không được uống rượu như ở các đối tượng thọ giới khác. Trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh, người Phật tử luôn lấy việc lợi ích chúng sanh làm đầu; nên thay vì cấm uống rượu chỉ có lợi ích cho cá nhân, đức Phật chế giới cấm buôn rượu để nâng lợi ích lên mức độ cộng đồng. Ngày nay xã hội cũng cần phải có thái độ như thế đối với việc buôn bán bia rượu.
Cũng có kẻ lý luận: “rượu giúp cơ thể chống lạnh, có lợi cho thân, khiến tâm sảng khoái, việc gì phải không uống?” Luận Trí Độ đáp rằng: “có lợi thì ít, tổn hại lại nhiều, cũng giống như trong thức uống tốt lành mà có tạp độc, tại sao lại uống!”
Xét về bản chất, rượu không phải là tội ác, thậm chí trong một số trường hợp, nó còn được xem như một loại thuốc chữa bệnh. Trong giới luật, giới không uống rượu thuộc về già giới, mục đích là để ngăn chăn nguy cơ gây ra tội ác, cho nên có lúc chính Phật cũng có “mở”: “nếu sử dụng rượu với nhu cầu chữa bệnh theo lời bác sĩ thì vẫn được phép.” Trong Hán tự, chữ Y (醫: chữa bệnh) thuộc loại chữ có bộ Dậu (酉: rượu), nghĩa là rượu và chữa bệnh có liên hệ với nhau. Theo các bác sĩ Đông y, rượu có tính dẫn trong quá trình phục dược, nên nó được sử dụng nhưng chỉ với liều lượng vừa phải. Cũng giống như chúng ta uống thuốc Tây, nếu thử uống gấp 10 lần liều lượng bác sĩ cho toa thì chắc chắn sẽ thấy thuốc ấy không còn là thuốc chữa bệnh nữa! Sử dụng rượu với mục đích chữa bệnh cũng như thế.
Tìm một lối thoát cho hiện trạng
Chúng ta nhận thấy, tình trạng lạm dụng bia rượu quá phổ biến, và nguyên nhân tuy nhiều nhưng cũng không đi ra ngoài mấy phạm trù phổ biến, đó là: giải trí, giao tế, lễ lạt. Thiết nghĩ đó là những nhu cầu cần thiết của cuộc sống, nhưng chúng đâu chỉ giới hạn ở bia rượu. Sở dĩ chúng ta tìm đến với bia rượu bởi chúng ta chưa thực sự nhận thức được tác hại của bia rượu hoặc chưa tìm được hoạt động tốt hơn có thể thay thế cho bia rượu.
Nổi bật nhất, tình trạng lạm dụng bia rượu chủ yếu nhằm vào nhu cầu giải trí, cho nên mọi người ngoài việc cần hiểu đúng về bia rượu còn phải tự tìm cho mình và gia đình những hình thức giải trí lành mạnh. Trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, trong đó có một bộ phận rất lớn người thất nghiệp, con người cảm thấy cô đơn, buồn chán muốn tìm đến với bạn bè và bia rượu để quên đi chính mình, tìm vui trong những cảm giác nhất thời. Vậy thì chúng ta hãy tự tìm lấy cho mình những việc làm hữu ích trong khoảng thời gian đó tùy theo nhu cầu và sở thích bản thân, có thể đến với Phật Pháp để tìm hiểu về nếp sống lành mạnh và sự tu tập tâm linh, bởi vì Pháp của Phật có khả năng chữa trị các loại tâm bệnh.
Trong hoạt động giao tế hoặc lễ lạt, uống bia rượu đã trở thành một lề thói, một hủ tục. Là con người của thời đại văn minh, chúng ta cần nhận thức rằng bia rượu là một chất độc hại, không nhất thiết phải uống hoặc có thể hạn chế; phải có suy nghĩ rằng uống bia rượu với liều lượng nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả không như ý muốn, gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến nền hạnh phúc của gia đình và xã hội.
Tình trạng uống bia rượu thường bắt đầu từ sự huân tập lúc còn nhỏ. Cho nên, người lớn không được để cho con em của mình tiếp xúc với bia rượu như: sai đi mua, tập cho uống, hoặc lui tới thường xuyên những nơi có hoạt động mua bán bia rượu. Đối với nhà trường, cần nghiêm cấm tuyệt đối, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, nhà trường và gia đình cần phải có nhiều hoạt động giáo dục cho các em hiểu về tác hại của bia rượu, tạo nên một sự phòng ngừa từ trong ý thức của các em.
Những chất kích thích bao giờ cũng có sự cám dỗ khó cản đối với con người, bia rượu tuy không dẫn đến các hậu quả tức thời cho sức khỏe giống như ma túy nhưng với sự phổ biến như hiện nay, tác hại của nó có thể liên đới đến rất nhiều lãnh vực trong cuộc sống. Cho nên, trước hết mỗi chúng ta, người uống cũng như không uống, phải ý thức về sự nguy hại ấy, phải xây dựng cho mình một ý niệm từ bỏ để tạo chiếc rào cản trước sức cám dỗ luôn tràn ngập, sau đó ngõ hầu mới từ bỏ và giúp người khác từ bỏ mối nguy hại ấy.
Thích Thanh Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét