-
Trường tiểu học Chánh Pháp (Dharma Primary School, website: http://www.dharmaschool.co.uk) ở Brighton, Anh quốc đưa ra một chương trình giáo dục học đường hoàn thiện dựa trên Chánh niệm - giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo,
cảm thông, tự giác và tự tin. -
Trường
tiểu học Chánh Pháp, ở Brighton, là trường tiểu học duy nhất ở nước Anh đưa ra
một chương trình đào tạo dựa trên những giá trị Phật giáo. Trường tiểu học tư
thục này dành cho trẻ em lớp tuổi từ 3-11 xuất thân từ mọi tín ngưỡng tôn giáo
và nền tảng văn hóa, cung cấp một chương trình đạo tạo học đường chất lượng được
kết hợp với giáo lý nhà Phật để giúp phát triển khả năng chánh niệm, từ bi và
trách nhiệm cộng đồng.
Tuy
chỉ là một trường học cộng đồng nhỏ, trường tiểu học Chánh Pháp được vận hành bởi
một đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm, ở đó trẻ em được trang bị để trở nên xuất
sắc trong một môi trường an toàn, yên ổn và chăm sóc.
Trường
này cung cấp một chương trình giáo dục học đường đầy đủ chất lượng như được yêu
cầu bởi hệ Đào tạo quốc gia nhưng với tính mềm dẻo và sáng tạo để đáp ứng được
những nhu cầu, tài năng cũng như sở thích của trẻ em. Các em phát triển lòng tự
tin, nguồn động lực và một niềm đam mê học hỏi giúp chúng học tốt và tạo nên một
sự chuyển tiếp thành công lên các trường trung học tư thục cũng như công lập.
Thông
qua những nét đặc thù của Phật giáo như thực tập thiền và chánh niệm hàng ngày,
giáo viên khuyến khích các em tu tập sự chú tâm, nội quán, trí tuệ và từ bi. Phật
giáo không được dạy như một “đức tin” mà như một hệ thống những nguyên tắc và
công cụ để sống một đời sống hữu ích và có ý nghĩa.
Chánh niệm cho trẻ em
Ở
trường tiểu học Chánh Pháp, chánh niệm được kết hợp như một bộ phận của việc
tuân thủ những nguyên tắc Phật giáo. Những buổi họp mặt một hoặc hai phút trong
yên lặng hoặc tập thiền, vài lần trong một tuần, được dạy cho trẻ, liên hệ
chánh niệm với những hoạt động thường nhật như ăn, làm việc và vui chơi.
Những
hoạt động này đã chứng tỏ hữu ích trong việc thực tập kiên nhẫn, từ bi và nội
quán. Trong khi thực tập thiền, các em được hướng dẫn nhận diện những suy nghĩ
của chúng và ý thức được tâm của chúng di chuyển từ ý tưởng này đến ý tưởng
khác nhanh như thế nào. Bằng cách này, trẻ được hướng dẫn để hiểu được năng lực
của tư tưởng và cảm xúc cũng như có cơ hội để quán chiếu và biết được chúng phản
ứng lại với môi trường và mọi người xung quanh như thế nào.
Trong
thời khóa thiền hàng ngày, các em lớn tuổi hơn được bố trí cho nhiều cơ hội để
quán sát và thảo luận những kinh nghiệm mà chúng đã tác động lên thế giới nội
tâm của các em. Đề tài cho những thời khóa thiền này có thể là những cảnh ngộ
không như ý, chẳng hạn, đó có thể là trường hợp chúng không có được cái chúng
đòi hỏi, hay là đưa cho chúng cái mà chúng chẳng thích, hoặc chia tách chúng khỏi
những người đặc biệt hoặc các con vật cưng.
Các
em được dạy quán chiếu trên kinh nghiệm và phát biểu về nó, sau đó chúng thường
bày tỏ một vài cảm giác khoan thai hay hiểu biết. Điều này đòi hỏi một tâm thái
cởi mở và một sự lắng nghe không có định kiến và nó thường xuyên được học sinh,
giáo viên và người tham dự trải nghiệm một cách tích cực và đầy ý nghĩa.
Các
giáo viên chú trọng đến phương pháp sống tích cực hơn là một sự sửa lỗi chóng
vánh. Để có hiệu quả, điều đó cần được hợp nhất vào trong sự giáo dục của trẻ
em như một nét đặc thù, như một bài tập hàng ngày cần được thực hành xuyên suốt
khoảng thời gian lâu dài cũng như ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
Sau
đây là một vài câu hỏi thường được đặt ra từ trang web của trường.
Phật giáo được dạy như thế nào ở trường?
Phật
giáo không được dạy như một đức tin mà như một hệ thống các nguyên tắc và công
cụ để sống một đời sống hữu ích và có ý nghĩa. Trẻ em học tập Phật giáo nhưng
cũng học cả những đức tin khác và các quan điểm của thế giới. Những nguyên tắc
then chốt của Phật giáo được dạy một cách thực tế giúp các em hiểu được thế giới
xung quanh và hiểu được ý nghĩa của những xúc cảm và rung động trong tâm. Chúng
học về quy luật nhân -quả, nghiệp, hợp -
ly, nhân duyên và vô thường. Năm học giới của Phật giáo tạo nên một chuẩn mực đạo
đức giúp các em thấy được những việc làm tốt mang lại kết quả tốt như thế nào.
Thiền và chánh niệm được dạy như một sự thực tập hàng ngày giúp phát triển nội
quán, tập trung và chuyên tâm; những buổi thực hành ngắn gọn hết sức phù hợp với
trẻ em và có một tác dụng mạnh mẽ và tích lũy. Sau một thời khóa thiền tập, các
em được khuyến khích chia sẻ bất kỳ sự hiểu biết hay cảm xúc nào mà chúng đã trải
nghiệm trong suốt bài thiền tập. Các học sinh nhắc lại những buổi tập chánh niệm
thường lệ ngắn gọn này như một phần tích cực của quá trình phát triển bản thân.
Để tiếp cận thiền về mặt thể chất, chúng tôi vỡ lòng cho các em cách thực tập
yoga hoặc giáo dục thể chất để phát triển sự nhận thức về thân - tâm cũng như sự
hòa hợp, cân bằng và sức khỏe tốt.
Lợi ích chính của một trường tiểu học mang nét đặc thù Phật giáo là gì?
Chúng
tôi tin rằng cùng với sự phát triển lòng tự tin, tự trọng và những kỹ năng xã hội,
thông qua sự quán chiếu hàng ngày các em có ý thức trách nhiệm cao hơn và hiểu
biết nhiều hơn cho sự đóng góp của bản thân và vị trí của mình trong thế giới.
Thông qua việc thực hành này trẻ em hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của chúng hơn,
và tự tin hơn để thể hiện bản thân một cách có hiệu quả. Những nguyên tắc then
chốt như từ bi, chia sẻ, tập trung, kiên nhẫn được dạy như một ứng dụng thực tế
của Phật giáo song song với một chương trình giáo dục học đường chất lượng tuân
thủ theo tiêu chuẩn đào tạo quốc gia. Nghiên cứu cho thấy rằng tính cách chính
và những phản ứng tâm lý của trẻ em được hình thành trong độ bảy tuổi, cách
chúng học giao tiếp với những người khác trong thời gian tiểu học là cái biểu kế
quan trọng cho tư cách đạo đức ở tuổi dậy thì và trưởng thành. Chúng tôi tin
phương pháp của chúng tôi sẽ trang bị cho các em những kỹ năng sống quan trọng
cũng như một nền giáo dục học đường đầy đủ - trí tuệ cũng như tri thức.
Con của tôi có thích nghi với hệ thống giáo dục chính lưu sau khi rời
trường tiểu học Chánh Pháp hay không?
Về
khía cạnh học tập và xã hội, các em hòa nhập vào trường trung học rất tốt.
Chúng thường thích thú đối với việc chuyển tiếp lên những thử thách lớn hơn và
sự phong phú của chương trình đào tạo ở trường trung học. Chúng tôi đã nhận được
nhiều hồi đáp tích cực từ các giáo viên trung học, họ nhận thấy các học sinh từ
trường Chánh pháp tự tin, diễn tả tốt và tập trung. Theo lời của một học sinh
cũ, “sự khác biệt chính giữa em và các bạn ở trường trung học chính là em có cá
tính hơn và vui vẻ hơn trong vai trò của mình.” Phần lớn lớp trẻ của chúng tôi
tiếp tục chương trình trung học ở các trường công như Dorothy Stringer,
Blatchington Mill và Varndean, tuy một số phải tiếp tục ở trường tư thục và đã
đạt được học bổng vào trường đại học Brighton, trường nữ sinh Brighton và Hove,
trường Lewes Old Grammar và Shoreham.
Các em có phải ăn chay không? Có phải việc ăn chay được nhà trường truyền
bá như một nét đặc thù của Phật giáo?
Trường
chúng tôi phục vụ bữa chay như một sự lựa chọn, tuy nhiên, chúng tôi không đòi
hỏi trẻ em hoặc gia đình của chúng trở thành những người ăn chay. Chúng tôi dạy
các em biết quý mến và tôn trọng tất cả mọi thứ - con người, động vật và trái đất,
và dạy chúng biết quan tâm đến phúc lợi của mọi chúng sinh, nhưng vẫn thừa nhận
quyền lựa chọn một chế độ ăn chay là thuộc về gia đình hoặc cá nhân các em.
Lễ là gì?
“Lễ”
(Pūjā) là tên gọi chung cho nhiều nghi thức cầu nguyện và hiến cúng khác nhau
được thực hiện trong tất cả các truyền thống Phật giáo. Từ này (Pūjā) vốn bắt
nguồn từ tiếng Phạn cổ chỉ cho hoạt động ‘sử dụng hoa’. Lễ (Pūjā) có lẽ đã được
hình thành từ phong tục dùng hoa để cúng dường trong văn hóa Ấn độ nói chung,
Phật giáo nói riêng. Ở trường tiểu học Chánh pháp, mỗi lớp thực hiện một buổi lễ
ngắn gọn hàng ngày, và vào những ngày Thứ Sáu cả trường tập hợp lại lúc 9 giờ
sáng cho buổi lễ hàng tuần. Trong những khóa lễ hàng tuần, phụ huynh và khách
cũng được mời tham dự. Những khóa lễ hàng tuần ở trường chúng tôi chính là những
buổi họp trường dưới hình thức một buổi lễ Phật giáo và thường bao gồm một bài
nói chuyện của thầy hiệu trưởng Peter Murdock về một đề tài nào đó liên quan đến
chánh niệm, hay một thời thiền ngắn hoặc đôi khi tụng niệm. Đó cũng là một cơ hội
cho học sinh trình bày một số tác phẩm của chúng - mỗi lớp đóng góp mỗi tuần,
hoặc kể chuyện hoặc đọc thơ, hoặc trình bày tác phẩm nghệ thuật, hoặc múa hát.
Khi học sinh nhập học hoặc ra trường, mỗi em sẽ được tặng một bông hoa trong một
buổi lễ đặc biệt để nhắc đến nguồn gốc của nghi thức Phật giáo cổ xưa này.
Thanh
Hòa dịch
(Theo
The Buddhist Channel, 2-12-2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét