Thứ Tư, tháng 2 28, 2024

Nghe chuông cửa Thiền



 

Nghe chuông cửa Thiền

 

Thái Hư Đại Sư

Thanh Hòa dịch

 

Cửa thiền mấy dặm tùng xanh

Chùa xa lãng đãng vô ngần khói sương

Chỉ có tiếng chuông tỏ tường

Xa xa vọng lại dẫn đường khách đi.

 

松徑聞鐘

 

禪關五里植青松,

遠寺朦朧薄霧封;

獨有耳根無隔閡,

又聞送到一聲鐘。

Thứ Sáu, tháng 1 13, 2023

HAI TRÍ VÀ TƯƠNG QUAN VỚI BA THÂN CỦA PHẬT

 


Trí tuệ của một đức Phật được gọi là Nhất Thiết Trí (sarva-jñatā). Trí này không những có tính nhận thức một cách vô phân biệt mà còn có tính hành động mang tính phân biệt. Bởi vì, một vị giác ngộ không chỉ thấy biết riêng thế giới chân như tịch tĩnh mà còn nhận thức thế giới phàm tình để từ đó phát khởi vô số hoạt động lợi tha. Tuy nhiên, an trú tịch tĩnh và hoạt động lợi tha là hai phạm trù đối lập nhau. Để giải quyết song đề này, các nhà Duy Thức đề ra quan điểm một bậc giác ngộ có hai loại trí tuệ là trí vô phân biệt (nirvikalpa-jñāna) và trí hậu đắc (pṛṣṭha-labdha-jñāna). Hay nói khác đi, Nhất Thiết Trí của các đức Như Lai có hai khía cạnh là căn bản vô phân biệt và hậu đắc phân biệt. Thành tựu hai trí này là thành tựu Phật quả cứu cánh. Cho nên, Bồ-tát Vô Tính nói trong Nhiếp Luận Thích rằng: “Các vị bồ-tát do trước tiên tu tập lần lượt trí vô phân biệt và trí hậu đắc mà nhanh chóng chứng được Phật quả viên mãn hết thảy công đức.”[1]

Thứ Năm, tháng 8 11, 2022

Nhớ Mẹ (Ức mẫu/ 憶母)

Sông sâu đò vắng khó về

nên chưa biết mẹ bây giờ khỏe không?

nhớ mẹ đêm khóc giọt lòng

chỉ e mẹ nhớ con giòng lệ mưa.

—-Thanh Hòa dịch thơ của Nghê Thụy Tuyền, Vu Lan 2022



河广难航莫我过

未知安否近如何

暗中时滴思亲泪

只恐思儿泪更多。

—-倪瑞璿

Hà quảng nan hàng mạc ngã qua, 

Vị tri an phủ cận như hà.Ám trung thời đích tư thân lệ, 

Chỉ khủng tư nhi lệ cánh đa!

—Nghê Thụy Tuyền

Thứ Tư, tháng 11 03, 2021

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường nhận thức không-thời gian như những sự vật hiện tượng có thật (thực thể). Dựa trên nhận thức đó, Nhất Thiết Hữu Bộ—một trường phái Phật Giáo thời kỳ đầu—chủ trương thời gian thực sự tồn tại qua ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai (tam thế thật hữu). Cũng như thế, trong Vật lý học cổ điển, không-thời gian cũng được xem là những định tính của thực tại.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào chiêm nghiệm thực tại bằng trí tuệ vô phân biệt, Phật Giáo Đại Thừa thấy rằng vạn vật liên quan mật thiết với nhau. Thế giới không còn là những cá thể riêng lẻ rời rạc mà là một thể dung nhiếp thống nhất. Không-thời gian do đó chỉ là những khái niệm mang tính quy ước không có thực thể. Để diễn bày cảnh giới này, Phật Giáo Đại Thừa nhiều khi phải phá vỡ những khái niệm khuôn mẫu mà dùng đến những hình thức phủ định. Không-thời gian vì thế trở thành phi không-thời gian. Bồ tát Long Thọ từng nói:

“Nhân sự hữu mà có thời gian, vậy lìa sự hữu thì làm sao có thời gian?

Không có sự hữu nào tồn tại, vậy từ đâu mà có thời gian?”[1]

Chủ Nhật, tháng 8 08, 2021

BÀI CA DU TỬ

          - dịch thơ lục bát từ bài thơ Du tử ngâm của Mạnh Giao

Mẹ già nắn nót đường kim

May con chiếc áo ấm tình phong sương

Ra đi áo gửi dặm trường

Ngày về hẹn ước nẻo đường xa xăm.

Tấc lòng cỏ biếc bao lăm

Sánh sao vẻ đẹp xuân trăm nắng vàng!

 -Đà Nẵng, Mùa Vu lan 2021 (8 August 2021).

 

遊子吟

孟郊

 

慈母手中線

遊子身上衣

臨行密密縫

意恐遲遲歸

誰言寸草心

報得三春暉.

 

Âm Hán Việt:

DU TỬ NGÂM

Mạnh Giao

 

Từ mẫu thủ trung tuyến,

Du tử thân thượng y;

Lâm hành mật mật phùng,

Ý khủng trì trì quy.

Thùy ngôn thốn thảo tâm,

Báo đắc tam xuân huy.

Thứ Sáu, tháng 2 12, 2021

CHÀO XUÂN


Xin chào nhau giữa ngày Xuân

Trong vườn cánh bướm ân cần đùa chơi

Nắng vàng lan toả muôn nơi

Cho hoa khoe thắm giữa đời chiêm bao


Chào nhau Xuân rộn ước ao

Nụ cười điểm nở với bao cõi lòng

Cuộc đời tựa những dòng sông

Có khi chìm nổi ruổi rong bến đời


Chào Xuân một thuở yêu người

Áo ai thấp thoáng giữa trời chao nghiêng

Xuân về nắng đổ bên hiên

Bâng khuâng Xuân vẫn như nhiên lối về. 


- Nguyên Đán Tân Sửu - 2021

Thứ Ba, tháng 1 19, 2021

BA TỰ TÍNH – BA CHIỀU KÍCH CỦA THỰC TẠI: Khảo sát giáo nghĩa Ba Tự Tính của Duy Thức Phái


1. Gi
i thiu

Duy Thc Phái là mt trường phái Pht Giáo Đại Tha chú trng đến nhn thc lun. Kinh lun thuc trường phái này thường nhn mnh rng bt kì cái gì được kinh nghim, nhng cái mà thường được cho là chân tht, thc ra ch là mt s gi thác thun túy ngôn ng (upacāra). S gi thác này là kết qu ca quá trình phân bit hay cu trúc khái nim dira trên s chuyn biến ca thc. V li, s chuyn biến ca thc cũng ch là mt s phân bit mà sphân biđó thm chí không tn ti.[1] Hay nói khác đi, toàn th kinh nghiđó không là gì khác ngoài s biu hin ca thc.

Nếu toàn b kinh nghim ch là s biu hin ca thc, mà thc thm chí cũng không thc hu,[2] thế thì mi n lc ca loài người cũng như toàn th giáo pháp cđức Pht hướng tđiu gì? Có s tht nào đáng quan tâm đằng sau cái thế gii biu hin ca thy? 

Để tr li nhng câu hi này, Duy Thc Phái đã đề xướng giáo lý ba t tính như mt khung sườn cho vic phát trin giáo nghĩa thc biến và trình bày quan đim v nhn thc ca mình. Giáo lý ba t tính, vì thế, gi mt vai trò hết sc quan trng trong truyn thng Duy Thc. Nó hin din trong hu hết mi tác phm thuc truyn thng này, nhưcác kinh Gii Thâm MtLăng-già; các luDu-già S Địa, Đại Tha Trang Nghiêm KinhBin Trung BiênNhiếpNhThpTam Thp, và Tam T Tính.

Theo giáo nghĩa này, có ba t tính hay bn cht (tri-svabhāvađằng sau mi hin tượng. Hay nói cách khác, thực tại được cu thành bi ba đặc tính này. Đó là:

(1) t tính biến kế s chp (parikalpita-svabhāva): tính cht vng tưởng, huyn hóa ca các pháp;

(2) t tính y tha khi (paratantra-svabhāva): tính cht ph thuc vào cái khác để sinh khi và tn ti, hay còn gi là duyên sinh;

(3) t tính viên thành tht (parinipanna-svabhāva): tính cht chân tht viên mãn ca các pháp, cũng gi là Chân Như.[3]

Bài viết này sẽ trình bày giáo lý ba tự tính qua các kinh luận tiêu biểu của Duy Thức Phái và đặc biệt so sánh làm nổi bật hai mô hình của giáo lý này.