Thứ Ba, tháng 4 03, 2018

PHỤC NGUYÊN PHẠN VĂN CỦA THẦN CHÚ PHỔ AM

Phạm âm hải triều âm
thắng bỉ thế gian âm…
jala-dhara-garjita brahma-susvara
svara-maṇḍala-pāramim gata
Dẫn nhập
Tiếng nói là dấu ấn của tâm thức, là giai điệu bồng bềnh của cuộc sống. Một thanh âm được phát ra, dù không được con người gắn cho nó một ý nghĩa quy chỉ nào thì tự thân nó cũng đã mang trong mình những giá trị siêu việt, bởi nó là kết tinh của một chuỗi kinh nghiệm từ vô lượng kiếp. Chính vì thế, nhiều khi ý nghĩa thực thụ của ngôn ngữ không nằm trong giới hạn của những khái niệm khuôn khổ mà con người ấn định. Thay vào đó, nó phá vỡ mọi cung bậc duy lý để đánh động những vùng u tối nhất và linh diệu nhất của tâm tư, gợi lên cho người nghe những cảm xúc không thế nào cầm nỗi.
Người xuất gia mới bước vào cửa thiền, dù chưa hiểu sắc-không cũng đã thuộc làu Tâm Kinh Bát Nhã, dù chưa nói tròn tên mình cũng phải tập tụng chú Lăng Nghiêm. Đó là vì lẽ gì? Là vì sự huyền diệu của âm thanh vậy. Cho nên, ngài Nghĩa Tịnh mới đặt chân lên đất Ấn đã phải run lên trong niềm cảm khái thiêng liêng khi nghe tăng chúng tại tu viện Na Lan Đà tụng các bài tán kệ (Nance, 2014, 16; Nghĩa Tịnh, Đại 54, số 2125, 227b):
Lời hay mà nghĩa cao vời
Ngọt ngào chân thật tùy thời mở thâu
Lúc ngắn gọn chỉ nửa câu
Lúc thì phô diễn biển sâu diệu từ.
Nghe rồi hoan hỷ tâm tư
Mấy ai không cảm ngôn từ lạ thay!
Dù ai ác ý sâu dày
Cũng bị tuệ giác chuyển lay trong lòng.
Lời lẽ thiện xảo thong dong
Lúc cần cũng chuyển đôi dòng khác đi
Mục đích ắt đạt mọi khi
Đúng là chân thật diệu vi khôn lường.
Nhuyến nhu cùng với thô cường
Tùy việc mà độ mười phương hữu tình
Thánh trí lời lẽ diệu minh
Chỉ đồng một vị đẳng bình mà thôi.[1]

Tiếng nói của con người là một loại âm thanh sống động và sáng tạo. Nó không chỉ là tiếng kêu của một loài vật mà còn vượt lên trên để đưa loài người thoát ra khỏi cuộc sống mông muội, đưa giống loài trở thành những “con người”. Trong các phương thức giao tiếp, âm thanh trở thành phương tiện thù thắng nhất, cho nên vị bồ tát từ bi độ lượng và gần gũi với chúng sinh nhất mới có tên gọi là Quán Thế Âm. Âm thanh ấy càng đặc biệt trở nên thù thắng hơn khi nó được phát ra từ sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ với một tâm trí trong sáng của những bậc giác ngộ. 
Truyền thống Xướng trì tự mẫu (văn tự đà-la-ni môn)
Tiếng nói từ chỗ là nhịp cầu giao tiếp giúp con người thông hiểu nhau trong cuộc sống đời thường đã trở thành lời thơ tiếng nhạc cho những xúc cảm cao xa. Nhưng trong giới hạn của những tâm hồn tục lụy, tiếng nói thi ca cũng không thể nào chạm đến những đỉnh cao vòi vọi của cảnh giới siêu thoát nên các đấng giác ngộ phải khai thông giới hạn cuối cùng của ngôn ngữ bằng con đường trì tụng mật ngôn, còn gọi là thần chú hoặc chơn ngôn. Thần chú (mantra), chơn ngôn hay mật ngôn (dhāraī) tuy có khác nhau trên vài khía cạnh nhưng tổng quát có thể nói là đồng nhất bởi cách thức, ý nghĩa và mục đích của chúng là một—đưa hành giả đi vào cảnh giới của định, khai phóng những tiềm lực vốn có của bản thân cũng như của vũ trụ, đây cũng chính là ý nghĩa được Phật Giáo hồi sinh cho truyền thống mật ngôn có từ lâu đời của Ấn Độ cổ xưa (Govinda, 1975, 34tt). 
Trì tụng mật ngôn trong Phật Giáo đã có từ thời Đức Phật còn tại thế. Câu chuyện tỳ kheo Vô Não tụng lời cầu nguyện giúp cho người sản phụ bên đường vượt cạn đã trở thành sự ấn chứng cho pháp môn hành trì mật ngôn giống như nụ cười “niêm hoa vi tiếu” của Đại Ca Diếp lưu truyền qua các thế hệ Thiền Tông. Hay như, Phật Giáo Đại Chúng Bộ cũng sở hữu những bộ chơn ngôn hộ trì cho quá trình tu tập thiền định (Govinda, 1975, 31). Điều đáng nói, Phật Giáo Đại Thừa đã sử dụng ngôn ngữ một cách thượng thừa, dựng lên những giai điệu trầm hùng linh diệu từ những âm tiết rạc rời. Trong kinh Hoa Nghiêm (Avatasaka Sūtra), đồng tử Thiện Tài trải qua 53 cuộc tham vấn, trong đó học được pháp môn ‘Xướng Trì’ (parikīrtayati) mà đối tượng là bốn mươi hai mẫu tự của bảng chữ cái (BCC) với các pháp tùy hành của chúng. Pháp môn xướng trì tự mẫu này đã làm nên lịch sử vàng son một thời của Hoa Nghiêm Tông trên đất nước Trung Hoa rộng lớn mà dư vang của nó đến nay vẫn còn.
Dựa vào kinh điển chính thống để lập ra các pháp môn tu trì đặc thù là cách mà các tổ sư Đại Thừa tạo ra sự khác biệt. Đại sư Bất Không (Amoghavajra) đời Đường dựa vào 42 mẫu tự được nói trong kinh Hoa Nghiêm soạn thành Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh nhập pháp giới phẩm đốn chứng tì lô giá na pháp thân tự luân du già nghi quỹ (xem Bất Không, Đại 19, số 1020). Nghi thức này đã trở thành một trong những pháp tu đặc thù của các tự viện Hoa Nghiêm Tông ở Trung Hoa xưa, đặc biệt phương pháp ‘Xướng trì tự mẫu’ được sử dụng trong hai thời công phu sáng tối.
Kinh dạy rằng: “sự giáo hóa chân thật ở cõi này là do nghe mà được thanh tịnh; vì vậy, muốn đạt được định, phải từ con đường nghe pháp mà vào.”[2] Trong Luật tạng, Đức Phật cũng dạy rằng: “Đạo nghiệp của người xuất gia nhìn chung có hai loại, đó là đọc tụng và thiền tư” (Đạo Tuyên, Đại Tục 41, số 730, 407b). Nhưng đọc tụng mà đưa âm thanh đạt đến chỗ an tịnh, giải thoát, khiến cho tiếng đọc tụng trở thành một loại giác âm, dù đó chỉ là một bản khoa giáo vỡ lòng, làm được việc đó, ngoài chư Phật và Đại Bồ Tát, chỉ có thiền sư Phổ Am vậy.
Thiền sư Phổ Am
Thiền sư Phổ Am (1115-1169), họ Dư, húy Ấn Túc, thời Nam Tống, thuộc thế hệ thứ 13 dòng thiền Lâm Tế. Sư vốn tinh thông Hoa-Phạn, hiển mật viên dung, am hiểu giáo nghĩa Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. Lại nữa, trong hành trạng có nhiều linh dị, tinh thông mật chú, ích lợi nhiều người nên sư nhiều lần được sắc phong, thậm chí nhiều triều đại về sau cũng gia phong thụy hiệu, như vua Thành Tông nhà Nguyên truy phong cho sư hiệu “Đại Đức Thiền Sư” (Vĩnh Mãnh, 1995).[3]
Tiếp bước truyền thống “Xướng trì tự mẫu” của Hoa Nghiêm Tông, thiền sư Phổ Am căn cứ trên BCC Phạn ngữ, bố trí, kết hợp các phụ âm với nguyên âm thành một mô hình luân chuyển, và trì tụng theo một thể thức trầm bổng khoan nhặt tạo thành Phổ Am Chú (普庵咒), còn được biết đến với các tên gọi khác như Phổ An Thần Chú (普安神咒), Thích-đàm Chơn Ngôn (釋談真言), Tất-đàm Chơn Ngôn (悉曇真言), Thích-đàm Chương Thần Chú (釋談章神咒). Bộ thần chú này có công năng “phổ an thập phương, an định tùng lâm” nên nó nhanh chóng được trì tụng rộng rãi tại các tự viện và được đưa vào các bộ kinh nhật tụng dưới thời nhà Minh, Thanh.[4] Triệu Hoạn Quang đã từng đem thần chú này so sánh với pháp môn xướng trì tự mẫu trong kinh Hoa Nghiêm và tán thán rằng: “Hai bộ chân ngôn này đều điều hợp âm vận, lấy âm thanh để giáo hóa. Mạn Thù nói tự mẫu, Phổ Am diễn thích-đàm, không có hai pháp vậy”.[5]
Tất-đàm chương – bảng phối âm chữ cái Phạn ngữ
Điều đáng nói là bộ thần chú này được tạo dựng từ một bản khoa giáo vỡ lòng trong truyền thống học tập ngôn ngữ của người Ấn Độ—bảng phối các âm tiết, tiếng Phạn gọi là dvādaśākarī, hay còn được gọi là bārākhaī ở một số phương ngữ Ấn Độ khác như Marāhī hay Hindi ngày nay. Trong các tài liệu cổ đại của Trung Hoa, bảng phối âm này được gọi là Tất-đàm chương. Như ngài Nghĩa Tịnh ghi lại trong Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện, phần ‘Phương pháp học tập của người phương Tây’: “Thứ nhất (trong số năm loại sách thế tục của Ấn Độ) là Tất-đàm chương cho người sơ học… Đây gọi là chương vì cho cấp tiểu học, tất cả đều lấy thành tựu cát tường (siddham/tất-đàm) làm mục đích” (Nghĩa Tịnh, Đại 54, số 2125, 228b18-19). Ngài Huyền Trang cũng có đề cập đến phương pháp học tập văn tự của trẻ Ấn Độ qua những bảng chữ được gọi là “12 chương”, tuy không giải thích gì thêm (Huyền Trang, Đại 51, số 2087, 876c16-17).
Như ngài Nghĩa Tịnh đã giải thích ý nghĩa của tên gọi “Tất-đàm chương" ở trên, bảng phối âm này thường được bắt đầu bằng một lời cầu nguyện dưới hình thức một câu thần chú “O NAMA SIDDHAM”, và vì lý do này, ở một vài địa phương nó được gọi là “BCC khởi đầu bằng chữ tất-đàm (siddhamāt)” (Bühler, 1898, 30).
Tên gọi dvādaśākarī nói lên bản chất của bảng phối âm này. Đó là sự phối hợp các phụ âm (thông thường có 34 phụ âm) với 12 (dvādaśa) nguyên âm hay âm tiết (akara)—a, ā, i, ī, u, ū, e, ai, o, au, a, a—theo thứ tự ka, kā, ki, kī, ku, kū, ke, kai, ko, kou, ka, ka; kha, khā, khi, khī, khu, khū, khe, khai, kho, khou, kha, kha… Như thế, mỗi phụ âm sẽ được phát âm thành một chuỗi gồm 12 âm tiết (bảng B1). 
12 nguyên âm
a
ā
i
ī
u
ū
e
ai
o
au
a
a
Bảng dvādaśākarī gồm các phụ âm lần lượt chuyển kết hợp với 12 nguyên âm
k
ka
ki
ku
ke
kai
ko
kou
ka
ka
kh
kha
khā
khi
khī
khu
khū
khe
khai
kho
khou
kha
kha
… tiếp tục với các phụ âm còn lại
B1: Hình thức phối âm của bảng Dvādaśākarī hay Tất-đàm chương
Cần phân biệt bảng phối âm chữ cái (dvādaśākarī/bārākhaī) với BCC (varamālā) trong Phạn ngữ. Bảng phối âm là bảng phối hợp tuần tự các phụ âm với các nguyên âm trong BCC theo một trật tự ngữ âm học để giúp người học dễ nhớ BCC. Vì thế, số lượng chữ trong bảng phối âm lên tới con số rất lớn mà ngài Nghĩa Tịnh nói là hơn 10.000 chữ, trong khi đó BCC chỉ có 49 chữ, theo ngài Nghĩa Tịnh (Nghĩa Tịnh, Đại 54, số 2125, 228b). Giải thích về cách phối âm của BCC này, trong Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa, Huệ Lâm lấy con số 34 phụ âm phối hợp với 12 nguyên âm tạo thành 408 chữ gọi là một phiên, rồi đan xen thêm các phụ âm khác tạo thành tổng thể 12 phiên, con số này tương đương với con số 12 chương mà ngài Huyền Trang nói đến (Huệ Lâm, Đại 54, số 2128, 471a). Về số lượng ký tự trong BCC Phạn ngữ, thực ra có sự khác biệt giữa các thời kỳ hoặc địa phương do vấn đề ngữ âm. Chẳng hạn, trong Tây Vực Ký ngài Huyền Trang ghi nhận có 47 chữ cái, Bühler tìm thấy 50 hoặc 51 chữ cái ở các BCC lâu đời nhất; trong các bộ kinh Phật Giáo, kinh Phổ Diệu bản Hán có 41 chữ cái, bản Phạn có 46, kinh Hoa Nghiêm có 42 chữ, kinh Niết Bàn có 50 chữ; trong khi Whitney liệt kê 49 ký tự trong bảng chữ cái hiện đại (xem Huyền Trang, Đại 51, số 2087, 876c; Bühler, 1898, 28; Whitney, 1955, 2-3). Một BCC Phạn ngữ tiêu chuẩn hiện đại có thể được thể hiện như bảng sau (B2):

nguyên âm
5 loại phụ âm tắc
bán
nguyên
âm
âm xát
đơn
kép
âm câm
âm vang
âm mũi
câm
vang
ngắn
dài
ngắn
dài
k. hắt
hắt
k. hắt
hắt

â. thanh môn









ha
âm yết hầu
a
ā


ka
kha
ga
gha
a



âm vòm
i
ī
e
ai
ca
cha
ja
jha
ña
ya
śa

âm lưỡi
̄


a
ha
a
ha
a
ra
a

âm răng
̄


ta
tha
da
dha
na
la
sa

âm môi
u
ū
o
au
pa
pha
ba
bha
ma
va


B2: BCC phạn ngữ hiện đại gồm 49 chữ cái
Có một điều khác biệt dễ dàng nhận ra đó là chỉ có 12 nguyên âm trong bảng phối âm dvādaśākarī so với con số 16 nguyên âm trong một BCC đầy đủ (trong phiên bản hiện đại, gồm 14 nguyên âm cộng với tùy âm  và phóng âm ). Bảng phối âm dvādaśākarī không đề cập đến bốn nguyên âm , ṝ và ̄ mà chỉ có 12 nguyên âm. Trong các bản kinh Phật Giáo đề cập đến BCC, kinh Phổ DiệuBát NhãHoa Nghiêm liệt kê 12 nguyên âm, kinh Đại Bát Niết Bànliệt kê 14 nguyên âm. Sở dĩ có sự khác biệt này là do sự hoàn thiện càng về sau của Phạn ngữ. Bốn nguyên âm lỏng , ṝ  ḹ chỉ mới được phát triển về sau. Theo Bühler, cho đến thế kỷ thứ III TCN, BCC của người Ấn Độ không có bốn nguyên âm này (Bühler, 1898, 31-35; Tuệ Sỹ, 2009).
Đối chiếu một vài BCC Phạn ngữ trong kinh điển Phật Giáo
Nói đến BCC Phạn ngữ trong môi trường Phật học tất nhiên không thể bỏ sót vị trí của nó trong truyền thống hành trì Đà-la-ni môn (Dhāraīmukha), một yếu tố mật của Phật Giáo Đại Thừa. Đó là pháp môn xướng tụng và thiền quán trên chuỗi các chữ cái với mỗi chữ biểu trưng cho một pháp cần được quán niệm.[6] Hoa Nghiêm Tông đã phát triển hình thức này thành một pháp tu đặc thù của bổn môn gọi là ‘Xướng trì tự mẫu’. Chuỗi chữ cái hay BCC (varamālā) trở thành đối tượng thọ trì như thế được gọi là “Tự luân” (akara-cakra). 
Trong Phật Giáo, có hai loại BCC được đưa vào làm đối tượng hành trì, loại 42 chữ và loại 50 chữ. Trong đó, loại 42 chữ được biết đến sớm hơn và bản kinh Phổ Diệu được xem là lần đầu tiên đề cập đến BCC này.[7] Pháp môn Xướng trì tự mẫu của Hoa Nghiêm Tông sử dụng bộ Tự luân này.
BCC 42 chữ
Các bản kinh như Phổ DiệuHoa NghiêmBát Nhã nói đến phương pháp hành trì Tự luân gồm 42 chữ cái. Tuy nhiên, BCC mà các bộ kinh này nói đến không như bình thường, nó chỉ có một nguyên âm a, hơn nữa các phụ âm còn lại cũng không sắp xếp theo trật tự như ta thường thấy ở một BCC của Phạn ngữ tiêu chuẩn. Theo các nhà nghiên cứu cổ ngữ khắc trên các bia ký cũng như những di tích khảo cổ, thật ra đó là BCC của một loại chữ viết cổ của Ấn Độ phát triển ở vùng Afghanistan và Pakistan ngày nay—chữ viết Kharoṣṭhī của các triều đại Quý Sương (Kuāa). Loại chữ viết này có thể có trước hoặc cùng thời với chữ Brāhmī của vương triều Khổng Tước (Maurya) nhưng sau đó bị thay thế hoàn toàn bởi loại chữ viết của vương triều Khổng Tước này (Strauch, 2012, 137; Salomon, 1998, 46-47). Trong kinh Phổ Diệu, tên loại chữ viết này đề cập đến ở vị trí thứ hai sau chữ viết Brāhmī trong số 64 loại chữ viết mà vị hoàng tử trẻ (tiền thần của Đức Phật) kể ra. BCC này được các nhà nghiên cứu gọi là BCC ARAPACANA bởi năm chữ đầu trong BCC này sắp thành dãy chữ “a-ra-pa-ca-na”. BCC này cũng liên hệ với bồ tát Văn Thù (Mañjuśrī) qua câu thần chú Bát-nhã (trí tuệ) của ngài “o a ra pa ca na dhī” (Jayarava, 2011, 145).
Việc dùng BCC làm đề tài quán niệm có lẽ xuất phát từ thực tế dùng các chữ cái, hay đúng hơn, các ký hiệu, làm phương tiện ghi nhớ, trong hoàn cảnh Phật Giáo đó là ghi nhớ các thể tài giáo lý quan trọng. Chẳng hạn trong Kinh Phổ Diệu, chữ A (a/) được gắn với bốn pháp vô thường, khổ, không, và vô ngã, đây là bốn hành tướng của Khổ Đế; chữ RA (rajas/) đi với sự tham cầu ba pháp dâm, nộ, và si, tức là tam độc… (Phổ Diệu Kinh, Đại 3, số 186, 498c). Cũng nên lưu ý, riêng bản dịch Phổ Diệu Kinh, các chữ cái không đứng độc lập để làm thành mục từ như trong các kinh khác, thậm chí cả bản Phạn ngữ Lalita-vistara hay bản dịch Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh, mà chúng là các chữ cái đầu của mỗi mục từ tương ứng trong Phạn ngữ được chuyển dịch sang Hán ngữ, như rapaca là các chữ cái đầu của các từ rajasparamacaryā tương đương với dục (), cứu (), hành () trong bản Hán. Mặc dù cách phiên âm của các vị dịch sư xưa có những chỗ sai biệt do chưa có sự chuẩn hóa trong nguyên tắc phiên âm, nhưng khi đối chiếu các bản kinh trên đây với BCC do Salomon và Brough tái dựng, chúng ta có thể thấy được việc sử dụng bộ chữ cái arapacana này trong các bộ kinh Phật. Bảng (B3) dưới đây đối chiếu bảng chữ cái ARAPACANA (A) với các BCC trong Phổ Diệu Kinh do Trúc Pháp Hộ dịch (B), Ma-ha bát-nhã-ba-la-mật Kinh do Cưu-ma-la-thập dịch (C), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh do Thật-xoa-nan-đà dịch (D); cột có đánh thêm số là phiên âm theo tiếng Trung Quốc hiện đại của cột đi trước (Salomon, 1990; Brough, 1977; Phổ Diệu Kinh, Đại 3, số 186, 498c; Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật Kinh, Đại 8, số 223, 256a; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Đại 10, số 279, 418a).[8]
TT
A
B
C
C1
D
D1
TT
A
B
C
C1
D
D1
1
a
ā
ā
22
dha
tuó
duò
2
ra
luó
duō
23
śa
shē
shē
3
pa
bō
bō
24
kha
4
ca
zhē
zhě
25
ka
cha
cha
5
na
26
sta
duō
suō
6
la
luó
luó
27
jña
ruò
rǎng
7
da
tuó
duò
28
rtha (ha, pha, ita)
tuō
8
ba
29
bha
9
a
30
cha
chē
chē
10
a
shā
shā
31
sma
11
va
32
hva
huǒ
huǒ
12
ta
duō
duō
33
tsa (sta)
jiē
cuò
13
ya
34
gha
jiā
jiā
14
ṣṭa
zhà
35
ha
zhà
15
ka
jiā
jiā
36
a
16
sa
suō
suō
37
pha
17
ma
38
ska
()
18
ga
jiā
jiā
39
ysa

cuó
19
tha
40
śca

chē
shì
20
ja
shè
41
a

zhà
chà
21
śva (sva)
suǒ
42
ha (sta)

tuó
B3: Đối chiếu BCC ARAPACANA trong một số bộ kinh tiêu biểu
Ở bảng B3 này, cột BCC Phổ Diệu Kinh (cột B) sử dụng BCC được Brough tái dựng (Brough, 1977). Phổ Diệu Kinhliệt kê 41 chữ, tuy nhiên, Brough chỉ tái dựng được 38 chữ cái do không tìm ra từ tương đương Phạn – Hán. Cột này không phiên âm vì nó vốn được dịch nghĩa từ Phạn ngữ như đã nói ở trên. Các cột chữ Hán còn lại được phiên âm theo tiếng Trung Quốc hiện đại để độc giả dễ liên hệ sự tương đồng trong âm vị giữa Phạn ngữ và Hán ngữ. Tuy nhiên, bảng B4 so sánh 50 chữ cái dưới đây lại dùng phiên âm Hán-Việt để tạo thêm một nhịp liên hệ nữa.
BCC 50 chữ
Khoảng thế kỷ III CN, chữ Brāhmī dần dần thay thế hoàn toàn chữ Kharoṣṭhī, Phạn ngữ cũng theo đó được hoàn thiện. Những dấu tích của BCC ARAPACANA cũng mất hẳn trong truyền thống hành trì tự luân của Phật Giáo, thay vào đó là BCC của Phạn ngữ tiêu chuẩn. Kinh Đại Bát Niết Bàn có thể được xem là bộ kinh đầu tiên giới thiệu một BCC Phạn ngữ tiêu chuẩn. Qua vấn đề BCC này cũng thấy được rằng kinh Đại Bát Niết Bàn được kết tập muộn hơn so với các kinh nói về BCC 42 chữ nêu ở trên.[9]
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahāparinirvāa sūtra) đại khái có hai phiên bản, Đại Thừa (văn hệ Phạn) và Tiểu Thừa (văn hệ Pāli). Phiên bản Tiểu Thừa không nói đến BCC. Phiên bản Đại Thừa nói đến phương pháp hành trì văn tự đà-la-ni môn gồm 50 chữ cái. Hiện tại Phạn bản của kinh này chỉ còn tản mác không đầy đủ, nhưng có nhiều bản dịch Hán và Tạng ngữ đầy đủ. Ở đây sử dụng bản dịch của Đàm Vô Sấm dưới tên gọi Đại Bát Niết Bàn Kinh.
Để làm rõ vai trò của BCC trong thần chú Phổ Am như ý định của tiểu luận này, một sự đối chiếu giữa bản thần chú với một bộ kinh tiêu biểu như Đại Bát Niết Bàn cũng như BCC Phạn ngữ lưu truyền tại các nước Đông Á là hết sức cần thiết. 
Cũng cần nói qua BCC Phạn ngữ lưu truyền ở các nước Đông Á, đó là bộ chữ cái được An Nhiên ghi lại trong tác phẩm Tất-đàm tàng của ông, thâu tại Đại Tạng Kinh, phần Tất-đàm bộ. Phạn ngữ được truyền vào các nước Đông Á, đặc biệt Trung Hoa cổ đại, qua con đường truyền dịch các bộ kinh Phật. Vì nhu cầu nghiên cứu Phật Giáo, trong đó hai nhu cầu lớn nhất đó là phiên dịch kinh và hiểu được những khái niệm Phật học không thể phiên dịch, người Trung Quốc từ cuối thế kỷ IV bắt đầu chú ý học tập Phạn ngữ. Pháp Hiển (337-422) và Tạ Linh Vận (385-433) có thể là những người tiên phong trong việc học tập Phạn ngữ tại Trung Hoa (Chaudhuri, 1998, 19). Kết quả, phong trào học tập Phạn ngữ dần dần được đề cao trong giới học thuật. BCC Phạn ngữ lưu hành trong học giới lúc đó được An Nhiên ghi lại trong Tất-đàm Tàng như sau (An Nhiên, Đại 84, số 2702, 407-408):
12 nguyên âm: a, ā, i, ī, u, ū, e, ai, o, au, a, a
39 phụ âm: ka, kha, ga, gha, a, ca, cha, ja, jha, ña, a, ha, a, ha, a, ta, tha, da, tha, na, pa, pha, ba, bha, ma, ya, ra, la, va, śa, a, sa, ha, ka, , ṝ, ḹ, lla.
Sự đối chiếu được thể hiện qua bảng (B4) liệt kê theo thứ tự các chữ cái của BCC trong Tất-đàm tàng của An Nhiên, BCC trong Đại Bát Niết Bàn Kinh của Đàm Vô Sấm, cùng với các phần tương ứng của thần chú Phổ Am, sau mỗi cột chữ Hán là phiên âm Hán-Việt. (I: Tất-đàm tạng của An Nhiên; II: Đại Bát Niết Bàn Kinh của Đàm Vô Sấm; III: Thần chú Phổ Am; IV: Bảng phối âm tất-đàm chương (dvādaśākarī); IIa, IIIa: Phiên âm Hán-Việt tương ứng).
Qua bảng đối chiếu, trước tiên chúng ta có thể thấy thần chú Phổ Am chỉ sử dụng phần các phụ âm của BCC Phạn ngữ (đứng sau 12 nguyên âm theo thứ tự của varamālā), còn phần 12 nguyên âm thì lại được phối theo luật của bảng phối âm Tất-đàm chương như đã nói ở trên (phần chữ in nghiêng trong bảng này là một đoạn tiêu biểu). Thứ nữa, trong Phổ Am sự phân biệt giữa các phụ âm gần nhau bị xóa mờ, chẳng hạn ca, ca, ca tương đương với ka, kā, ga. Đây là sự biến tấu để dễ trì tụng, hơn nữa trong Hán âm, để phân biệt sự khác biệt giữa các âm như vậy cũng không phải là điều dễ dàng. Cụ thể như, khi phiên âm chữ ka và ga trong Phạn ngữ sang chữ Hán, ngài Cưu-ma-la-thập lần lượt dùng các chữ ca (), già () mà thực chất chỉ cùng một cách đọc /jiā/ trong Hán ngữ. Sở dĩ như vậy bởi số lượng phụ âm cũng như nguyên âm trong Hán ngữ ít hơn so với trong Phạn ngữ rất đáng kể.[10] Đây cũng chính là giới hạn của loại chữ tượng hình, và điều này đã khiến Trung Quốc thất bại trong dự án La-tinh hóa chữ Hán dưới thời Mao Trạch Đông. Một điều đáng chú ý nữa, chữ lla hiện diện trong bảng mẫu tự tất-đàm của An Nhiên nhưng không xuất hiện trong Đại Bát Niết Bàn Kinh và Chú Phổ Am. Thực ra, đây là một mẫu tự dạng kết hợp, hình thức giống như ka, thường được dùng trong các bộ mật chú chứ không phải là một chữ cái thực thụ. Bảng chữ cái đúng nghĩa chỉ dừng ở chữ cái thứ 50, chữ ̄, dù chữ này cũng chỉ tồn tại trên lý thuyết chứ không có trong thực tế (Jayarava, 2011, 210).
12 nguyên âm
5 loại phụ âm (25)
Phần còn lại
TT
I
II
IIa
IV
III
IIIa
TT
I
II
IIa
III
IIIa
TT
I
II
IIa
III
IIIa
1
a
ô
ka
ka
13
ka
ca
ca
38
ya
dạ
2
ā
a
ka
14
kha
khư
ca
39
ra
la
lan
3
i
ức
ki
15
ga
già
ca
40
la
la
ha
4
ī
y
16
gha
𠷐
căng
nghiên
41
va
hòa
a
5
u
úc
ku
cu
17
a
nga
giới
42
śa
xa
sắt
6
ū
ưu
cu
18
ca
già
già
43
a
sa
trá
7
e
yên
ke
19
cha
xa
già
44
sa
sa
tát
8
ai
kai
câu
20
ja
già
45
ha
hải
9
o
ô
ko
21
jha
thiện
thần
46
ka
𠻬
đồ
trá
10
au
bào
kau
câu
22
ña
nhạ
nhạ
47
lỗ
lậu
11
a
am
ka
kiêm
23
a
trá
trá
48
̄
lưu
12
a
a
ka
kiều
24
ha
trá
49
lậu







25
a
đồ
trá
50
̄
lâu







26
ha
tổ
đát
51
lla
x

x








27
a
noa
na













28
ta
đa
đa













29
tha
tha
đa













30
da
đà
đa













31
tha
đàn
đàn













32
na
na
na













33
pa
ba
ba













34
pha
pha
ba













35
ba
ba













36
bha
phạm
phạm













37
ma
ma
ma






B4: Đối chiếu Phổ Am với BCC trong Tất-đàm tàng và Kinh Niết Bàn
Kết cấu của Thần Chú Phổ Am
Ngoài phần đảnh lễ và xưng tán ra, thần chú Phổ Am gồm có ba phần: thủ, thân, và vĩ. Cả ba phần này được cấu thành bởi các mẫu tự trong BCC Phạn ngữ và được đặt trong một mô thức quen thuộc của thần chú, đó là “O … svāhā”. Các bảng phân tích (B5…) dưới đây thể hiện song song Hán-Phạn để người đọc dễ theo dõi.
Chữ O là sự kết hợp ba âm tiết A-U-M biểu trưng cho ba lớp tâm thức của con người, đó là sự nhận thức đối với thế giới ngoại tại, nội tại và cái tâm tĩnh lặng vô phân biệt ngã – pháp. Là một thể thống nhất, O biểu trưng cho cảnh giới vượt ra ngoài mọi chấp trước, viên mãn tịch tịnh, vô não vô ngã, vô sanh vô tử. Âm thanh O là tinh tủy của mọi âm thanh nên nó được xem như là chủng tự (chữ hạt giống), là nền tảng của vạn hạnh bồ tát. Chính vì thế, trong Phật Giáo, khởi đầu một điều gì quan trọng, linh thiêng thường được bắt đầu bằng một chữ O này (Govinda, 1975).
Svāhā là hợp từ của bất biến từ su (tốt đẹp) với động từ căn ah (nói), nghĩa là “được nói một cách khéo léo” (Williams, 1960). Mặc dù không phải là một chủng tự bởi nó gồm hai âm tố, nhưng trong các bộ thần chú của Phật Giáo, nó cũng giữ vai trò như một chủng tự và mang ý nghĩa cầu nguyện sự tốt đẹp cũng như biểu hiện niềm hạnh phúc tuyệt đối.


Phần thủ là tổng hợp hai chiều thuận nghịch năm loại phụ âm hay 25 phụ âm:
âm yết hầu
âm vòm
âm lưỡi
âm răng
âm môi
ka
kha
ga
gha
a
ca
cha
ja
jha
ña
a
ha
a
ha
a
ta
tha
da
dha
na
pa
pha
ba
bha
ma
B5-a: Phần thủ
Phần thân gồm ba ‘hồi’, mỗi hồi gồm 5 ‘chuyển’ lần lượt đi qua hết 5 phụ âm đầu của 5 loại phụ âm đồng thời kết hợp với nguyên tắc phối âm của tất-đàm chương (dvādaśākarī), tức là ka, ca, ja, a, tapa kết hợp với 12 nguyên âm. Tuy nhiên, phần cuối của mỗi chuyển đều có sự biến hóa không theo thứ tự cố định của bảng phối âm.
Hồi thứ nhất, gồm 5 chuyển theo thứ tự ka, ca, ja, a, tapa. Trong đó mỗi chuyển gồm 16 âm, 12 âm đầu theo đúng tuần tự các nguyên âm trong bảng phối âm tất-đàm chương. Mỗi chuyển có cấu trúc như sau:
ka
ki
ku
ke
kai
ko
kau
ka
ka
ke
ka
ke
ka
B5-b: Chuyển ka của hồi thứ nhất
Hồi thứ hai và thứ ba cũng tương tự như hồi thứ nhất, chỉ khác cấu trúc của các chuyển. Năm chuyển của hồi thứ hai có cấu trúc như sau:
ka
ki
ku
ke
ka
ka
ka
ka
ka
ka
ka
ya
ya
ye
ya
ye
ya
B5-c: Chuyển ka của hồi thứ hai
Cấu trúc năm lần chuyển của hồi thứ ba:
ka
ki
ku
ya
yo
yo
yo
yo
yo
yo
yo
yo
yo
B5-d: Chuyển ka của hồi thứ ba
Giữa các chuyển là một lần đảo nghịch-thuận nhỏ gồm 5 phụ âm của loại tương ứng, giữa các hồi là một lần đảo nghịch-thuận lớn gồm cả 25 phụ âm của phần thủ. Chuyển chấm dứt ở đâu thì đảo bắt đầu từ loại đó. Như chuyển kathì đảo sẽ là a, gha, ga, kha, ka tiếp ka, kha, ga, gha, a rồi tiếp qua chuyển ca
Phần vĩ khởi đầu bằng chữ O, kết thúc bằng svāhā; ở giữa là hai lần đảo 5 phụ âm đầu của 5 loại phụ âm (lần đầu đủ 5 phụ âm, lần cuối chỉ có 3 phụ âm), cùng với các phụ âm và nguyên âm còn lại trong BCC. Phần các chữ cái còn lại này bao gồm 4 bán nguyên âm ya, ra, la, va; 5 phụ âm a, śa, sa, ha, ka; bốn nguyên âm ít dùng , ṝ, ḹ. Trong phần vĩ này, ở cuối mỗi đoạn có đệm một chữ ‘da’ (ya), đây là một chữ cái trong BCC đồng thời cũng là hậu tố ‘tặng cách’ trong cấu trúc câu đảnh lễ, chẳng hạn như chữ ‘da’ trong câu “Nam mô Phật đà da” (Namo Buddhaya).
O
pa
ta
a
ca
ka
ya
ya
ra
la
va
a
śa
sa
ha
ka
̄
̄
a
ca
ka
ya
svā
B5-e: Phần vĩ
Phục nguyên Phạn ngữ của Thần Chú Phổ Am 
Để tiện lợi cho việc trì tụng cũng như nắm bắt, toàn bộ thần chú Phổ Am được phục nguyên Phạn ngữ và phối thành bảng dưới đây (B6). Bảng này mô phỏng theo cách phối trí của Phổ Am Đại Đức Thiền Sư Thích Đàm Chương Thần Chú trong Thiền Môn Nhật Tụng, mộc bản của Mặc Trì, Càn Long năm 57 (Phổ Am, 1792). Song song với chữ Hán là Phạn ngữ phục nguyên được La-tinh hóa.

Kết luận
Cùng là âm thanh tiếng nói, nhưng nghe lời than vãn của một người phiền muộn khiến cho ta rã rời, nghe câu chuyện vui nhộn lòng ta thêm phấn chấn. Âm thanh trầm hùng của những câu thần chú vượt lên trên hai phạm trù vui buồn đó, làm lắng dịu phiền não, khơi dậy những năng lực kỳ bí trong tâm khảm của con người. Bắt nguồn từ những tiếng ê a của trẻ thơ, thần chú Phổ Am giờ đây là âm thanh của những tâm hồn thanh tĩnh, giác ngộ cho nên diệu lực cũng trở nên phi thường. Giai điệu bồng bềnh của thần chú Phổ Am cũng được các cầm thủ Trung Hoa phổ thành những cầm khúc nổi tiếng, đó là hai cầm khúc Phổ Am chú và Tất-đàm chương mà ngày nay thường thấy trong các chương trình cổ cầm. 
Phải nhận rằng, dù không hiểu, cũng không nghe ra được lời tiếng rõ ràng, nhưng chỉ cần lắng nghe giai điệu trầm bổng của thần chú Phổ Am, chúng ta cũng đã có cảm giác lắng hồn và rung cảm tâm linh sâu sắc. Những làn sóng âm thanh như mơn man trên làn tóc da dựng đứng, phiền não cũng tiêu tan cho những cảm xúc cao vời trào dâng. 
Hải Lạc, 29/10/2017
THÍCH THANH HÒA
Thư mục tham khảo:
An Nhiên, Sa Môn. Đại 84, số 2702. Tất-Đàm Tạng [悉曇藏].
Bailey, D. R. Shackleton. 1951. The Śatapañcāśatka of Mātcea. Cambridge: Cambridge University Press.
Ban Lạt Mật Đế, Sa Môn. Đại 19, số 945. Đại Phật Đãnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh [大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經].
Bất Không, Đại Sư. Đại 19, số 1020. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm Đốn Chứng Tì Lô Giá Na Pháp Thân Tự Luân Du Già Nghi Quỹ [大方廣佛花嚴經入法界品頓證毘盧遮那法身字輪瑜伽儀軌].
Brough, John. 1977. "The Arapacana Syllabary in the Old Lalita-Vistara." Bulletin of the School of Oriental and African Studies 40 (1): 85-95.
Bühler, Georg. 1898. On the Origin of the Indian Brāhma Alphabet. Strassburg: Karl Trübner.
Chaudhuri, Saroj Kumar. 1998. Siddham in China and Japan. Philadelphia: Department of East Asian Languages and civilizations, University of Pennsylvania.
Đại Bát-nhã-Ba-La-Mật-Đa Kinh. Đại 5, số 220. [大般若波羅蜜多經]Hán dịch bởi Huyền Trang. 200 quyển.
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đại 10, số 279. [大方廣佛華嚴經]Hán dịch bởi Thật-xoa-nan-đà.
Đạo Tuyên, Sa Môn. Đại Tục 41, số 730. Tỳ-Ni Tác Trì Tục Thích [毗尼作持續釋].
Duanmu, San. 2007. The Phonology of Standard Chinese. Oxford, New York: Oxford University Press.
Dutt, Nalinaksha. 1934. Pañcaviśatisāhasrikā Prajñāpāramitā. Calcutta.
Govinda, Anagarika. 1975. Foundations of Tibetan Mysticism. 7th ed. New York: S. Weiser.
Hoạn Quang, Triệu. Đại B34, số 193. Khắc Phạm Thư Thích Đàm Ngôn Tiểu Dẫn [刻梵書釋談言小引].
Huệ Lâm, Sa Môn. Đại 54, số 2128. Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa [一切經音義].
Huyền Trang, Pháp Sư. Đại 51, số 2087. Đại Đường Tây Vực Ký [大唐西域記].
Jayarava. 2011. Visible Mantra: Visualising and Writing Buddhist Mantras. Cambridge: Visible Mantra Books.
Konow, Sten. 1933. "The Arapacana Alphabet and the Sakas." Acta orientalia 12.
Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật Kinh. Đại 8, số 223. [摩訶般若波羅蜜經]Hán dịch bởi Cưu-ma-la-thập.
Nance, Richard F. 2014. Speaking for Buddhas: Scriptural Commentary in Indian Buddhism. New Delhi: Dev Publishers & Distributors.
Nghĩa Tịnh, Sa Môn. Đại 54, số 2125. Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện [南海寄歸内法傳].
Phật Thuyết Đại bát-nê-hoàn Kinh. Đại 12, số 376. [佛説大般泥洹經]Hán dịch bởi Sa Môn Pháp Hiển.
Phổ Am, Thiền Sư. 1792. "Phổ Am Đại Đức Thiền Sư Thích Đàm Chương Thần Chú." Trong Thiền Môn Nhật Tụng, edited by Tỳ Kheo Mặc Trì. Phản Bổn.
Phổ Diệu Kinh. Đại 3, số 186. [普曜經]Hán dịch bởi Tôn Giả Trúc Pháp Hộ.
Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh. Đại 3, số 187. [方廣大莊嚴經]Hán dịch bởi Địa-bà-ha-la.
Salomon, Richard. 1990. "New Evidence for a Gandhari Origin of the Arapacana Syllabary." Journal of the American Oriental Society 110 (2): 255-273.
——————. 1998. Indian Epigraphy: A Guide to the Study of Inscriptions in Sanskrit, Prakrit and the Other Indo-Aryan Languages. New York; Oxford: Oxford University Press.
Strauch, Ingo. 2012. "The Character of the Indian Kharosthi Script and the "Sanskrit Revolution": A Writing System between Identity and Assimilation." Trong The Idea of Writing: Writing across Borders, edited by Alex de Voogt and Joachim Friedrich Quack. Leiden . Boston: Brill.
Tuệ Sỹ, Thích. 2009. "Một Số Vấn Đề Ngữ Pháp Trong Các Bản Dịch Phạn Hán." Tập San Phật Học II.
Vaidya, Parashuram Lakshman. 1958. Lalita-Vistara. Darbhanga: Mithila Institute.
Vĩnh Mãnh, Ngô. 1995. "Phổ Am Thiền Sư Dữ Dân Gian Tín Ngưỡng." 佛教與中國文化國際學術會議論文集: 485-497.
Whitney, William Dwight. 1955. Sanskrit Grammar. Oxford: Oxford University Press.
Williams, Monier. 1960. A Sanskrit-English Dictionary. Oxford.



[1] Tác giả diễn thơ từ Śatapañcāśatka. Đây là những vần thơ Mātcea dành khen ngợi ngôn ngữ của Đức Phật. Nguyên tác:
supadāni mahārthāni tathyāni madhurāi ca |
hottānobhayārthāni samāsavyāsavanti ca || 67
kasya na syād upaśrutya vākyāny evavidhāni te |
tvayi pratihatasyāpi sarvajña iti niścaya || 68
prāyea madhura sarvam agatyā ki cid anyathā |
vākya tavārthasiddhyā tu sarvam eva subhāitam || 69
yac chlakṣṇa yac ca parua yad vā tadubhayānvitam |
sarvam evaikarasatā vimarde yāti te vaca || 70 (Bailey, 1951)
[2] 此方真教體,清淨在音聞;欲取三摩提,實以聞中入 (Ban Lạt Mật Đế, Đại 19, số 945, 130c).
[3] Thụy hiệu đầy đủ của thiền sư Phổ Am: Phổ Am Chí Thiện Hoằng Nhân Viên Thông Trí Huệ Tịch Cảm Diệu Ứng Từ Tế Chân Giác Chiêu Huống Huệ Khánh Hộ Quốc Tuyên Giáo Đại Đức Bồ Tát (普庵至善弘仁圓通智慧寂感妙應慈濟真覺昭貺慧慶護國宣教大德菩薩).
[4] Thần chú Phổ Am được thiền sư Châu Hoằng đời Minh đưa vào cuốn Chư Kinh Nhật Tụng, dưới thời nhà Thanh lại được đưa vào cuốn Thiền Môn Nhật Tụng.
[5] 故二真言者並調合音韻以音聲為教曼殊字母普庵宣釋談無有二法 (Hoạn Quang, Đại B34, số 193, 751b).
[6] Kinh Bát Nhã nói: “Văn tự đà la ni môn là gì? Đó là tính bình đẳng của ngôn ngữ (hệ thống văn tự), cửa ngõ của văn tự, lối vào của văn tự.” (akaranayasamatā akaramukham akarapraveśa/何等文字陀羅尼門謂字平等性、語平等性入諸字門 (Dutt, 1934, 212; Đại Bát-nhã-Ba-La-Mật-Đa Kinh, Đại 5, số 220, 302b03).
[7] Bản kinh này hiện còn Phạn bản tên là Lalita-vistara, có hai bản dịch Hán lưu trong Đại Tạng, đó là Phổ Diệu Kinh do Trúc Pháp Hộ dịch năm 308 và Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh do Địa-bà-ha-la dịch năm 683. Có một điều thú vị, đó là các Phạn bản hiện còn cũng như bản dịch Hán sau, tức Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh, dùng BCC của Phạn ngữ tiêu chuẩn gồm 46 chữ cái, nghĩa là các chữ cái được sắp xếp theo thứ tự a, ā, i, ī…, trong khi bản dịch mang tên Phổ Diệu Kinh lại dùng BCC arapanana gồm 42 chữ (thực ra trong bản kinh này chỉ có 41 chữ cái) (xem Vaidya, 1958; Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh, Đại 3, số 187; Phổ Diệu Kinh, Đại 3, số 186).
[8] BCC ARAPACANA thực ra vẫn còn một vài chỗ chưa hoàn thiện, có những khác biệt ở một vài chữ (Salomon, 1990; Konow, 1933).
[9] Kinh Đại Bát Niết Bàn có thể được kết tập vào khoảng sau thế kỷ thứ I CN, Phạn bản hiện còn không đầy đủ, bản dịch Hán sớm nhất được hoàn thành vào năm 418 bởi Pháp Hiển và Phật-đà-bạt-đà-la thời Đông Tấn dưới tên gọi Phật Thuyết Đại Bát-nê-hoàn Kinh (Phật Thuyết Đại bát-nê-hoàn Kinh, Đại 12, số 376).
[10] Chẳng hạn trong cuốn Âm vị học của tiếng Trung Quốc phổ thông (The Phonology of Standard Chinese), Duanmu nói tiếng Trung Quốc chỉ có 19 phụ âm và 5 nguyên âm chính, kèm theo một ít biến thể cùng với dấu thanh âm (Duanmu, 2007).

Không có nhận xét nào: