Thứ Ba, tháng 6 07, 2011

THÙ TRƯƠNG THIẾU PHỦ - Thế giới vô ngại của Thi Phật Duy Ma


Con người ấy tên là Duy, tự là Ma Cật, ghép lại là Duy Ma Cật, chỉ chừng đó thôi cũng đã nói lên được một tâm thái vô ngại giữa cuộc thế lắm nhiễu nhương. Duy Ma Cật vốn là tên của một vị Đại sỹ thông đạt pháp môn Bất nhị, an trú trong Vô ngôn đại định của Không tính.
Từ thuở ấu thời, do ảnh hưởng của gia đình, Vương Duy đã là một người tín phụng Phật giáo. Đến tuổi tóc bạc, lòng tín mộ ấy càng thâm sâu, đời sống có lúc tưởng chừng như vị sơn tăng. Lại nữa, xã hội Đường triều bấy giờ chịu ảnh hưởng thiền lý rất mạnh, nhất là trong giới sĩ phu, tình thơ ý thiền hòa quyện vào nhau, “thi vị thiền khách thiêm hoa cẩm, thiền thị thi gia thiết ngọc đao – thơ thêm hoa gấm cho khách thiền, thiền lại là con dao bén cho nhà thơ” như Nguyên Di Sơn đã nói. Chính hoàn cảnh ấy đã hun đúc nên hồn thơ của Vương Duy, bậc được tôn xưng là Thi Phật.

Tình Thu qua một số tác phẩm thơ Trung Hoa

Mùa thu là mùa thu tóc trắng. Tóc trời bạc trắng vì nhớ thương, tóc người bạc trắng vì khắc khoải. Bao nhiêu u tình ẩn ngữ như sóng chiều vỗ về bến thu phai. Nàng thu như rủ rê lòng tao nhân để được nghe bao lời nhỏ to tâm sự, còn tao nhân như tìm được kẻ tri âm để thổn thức những niềm nỗi riêng chung. Dù đó là mối tình khuê các hay chút nghĩa sơn thôn, tất cả đều cùng với khí thu hòa nên điệu buồn muôn thuở, một điệu buồn đủ mọi cung bậc và triền miên suốt cổ kim.
Ta hãy lắng nghe, trong gió thu xào xạc có cái gì như xót xa:
                       
                       
                       
                       
            Thu phong tiêu sắt thiên khí lương
            Thảo mộc diêu lạc lộ vi sương
            Quần yến từ qui hộc nam tường     
            Niệm quân khách du tư đoạn trường.

Thứ Bảy, tháng 6 04, 2011

Đâu Là Ý Nghĩa Chân Thật Của NIỆM Được Đức Phật Dạy?

Giáo sư Alan Wallace là một học giả đã từng viết và dịch nhiều văn liệu Phật giáo. Là một tiến sĩ tôn giáo học của Đại học Stanford (Hoa Kỳ), ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các truyền thống tu tập và triết lý Phật giáo và mối liên hệ của chúng đối với khoa học hiện đại. Ông đã có một bài thảo luận sâu sắc về một phương pháp tu tập quan trọng nhưng lại bị hiểu lầm rộng rải trong Phật giáo: Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation).


Tôi đã từng trao đổi với nhiều giảng viên Phật giáo về đề tài niệm. Do đâu khiến tôi chú trọng vào đề tài này?

Thiền Tổ Vô Ngôn Thông và kệ Thị Chúng

Thiền Tổ Vô Ngôn Thông, khai sáng dòng thiền Tổ sư thứ hai tại Giao Châu vào đầu thế kỷ thứ IX. Ngài họ Trịnh, sinh quán tại Quảng Châu, Trung Quốc. Xuất gia tu học tại chùa Song Lâm, Vũ Châu, thường đi tham vấn khắp nơi về diệu nghĩa của Thiền. Một hôm, Ngài ở trong hội chúng của Thiền sư Bách Trượng, nghe câu đáp về con đường giác ngộ nhanh nhất của Đại thừa, Ngài hoát nhiên đại ngộ. Đó là câu thiền ngữ nổi tiếng mà ngày nay, những người học Thiền, không mấy ai không biết: “Tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu”.
Câu thiền ngữ ấy xé toang màn vô minh hắc ám, trí tuệ bừng lên trong Ngài. Từ đó, Ngài tiếp cơ độ chúng, ngôn ngữ trầm mặc, nói ít hiểu nhiều, người đời gọi Ngài là Vô Ngôn Thông.

Thứ Sáu, tháng 6 03, 2011

Tràng Hạt

Thanh Hòa

Hạt kim cang được dùng như trang sức
Tràng hạt (Skr: japa mālā, Eng: the beads, hoặc rosary) là một vật dụng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nó được dùng như một thứ trang sức hoặc như một pháp khí tùy theo đối tượng sử dụng. Trong tôn giáo, tràng hạt được dùng để liên kết và thiết lập trật tự cho các lời cầu nguyện, các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì.

Với Phật giáo, tràng hạt là một pháp khí quen thuộc, việc sử dụng tràng hạt dường như đã trở thành nét đặc thù của Tịnh độ tông. Theo lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung Quốc. Còn với Phật giáo Nam tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành một vật tùy thân ngoài 8 vật đã được Phật chế định: 3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi lọc nước.

Thứ Năm, tháng 6 02, 2011

Hoa nắng

Bên đời hắt hiu nắng quái
Người đi như nước xuôi dòng
Nắng quái phủ vàng phố thị
Ở lại người nhớ dòng sông

Chuyện đời cứ theo dòng chảy
Tình người con nước mênh mông
Đi - Ở ngàn thu trùng ngộ
Giữa chiều hoa nắng rưng lòng.

Thiên Trác.