Thứ Tư, tháng 12 05, 2018

Trùng Phùng

Ngược xuôi bèo nước muôn dòng

Sông sâu rạch cạn tấm lòng còn đây

Nước bèo hội ngộ vui vầy

Là trùng điệp giữa vơi đầy duyên xưa. 

- Kỷ niệm thăm Thầy 05.12.2018


Thứ Sáu, tháng 8 17, 2018

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ÔNG BÀ

Phật Giáo đặt mục đích tối hậu vào sự đạt đạo, đó là một đích đến vượt lên trên cuộc đời nhưng không xa lìa cuộc đời. Trên hành trình hướng đến mục đích cao cả đó, cuộc đời là nền tảng cho sự tu tập cũng như ruộng đồng là nơi nông dân cày cấy để có mùa màng thu hoạch. Chính vì vậy, trong Phật Giáo, có nhiều pháp tu được hình thành từ trong nếp sống thường nhật của thế gian, và cũng từ đó, Phật pháp hòa quyện với cuộc sống, với văn hóa địa phương. Một trong những sự thích ứng này chính là truyền thống thờ cúng Ông Bà với pháp hồi hướng công đức cho người thân, gồm cả quá cố cũng như hiện còn.
Nhìn từ quan niệm tu tập, đức Phật chỉ quan tâm đến sự giác ngộ giải thoát, cho nên hệ thống kinh điển căn bản vốn không đề cập đến những việc hành xử của thế gian, đặc biệt những việc liên quan đến sự xây dựng và củng cố mối ràng buộc tình cảm hay huyết thống. Chẳng hạn, một bài kệ trong Kinh Tập(Sutta-Nipāta) thuộc Kinh Tiểu Bộdạy:
Bỏ nhà sống kiếp vô gia
Cắt dây ràng buộc cửa nhà thôn hương
Không tham, không ước vấn vương
Không tranh thua được thói thường thế gian.[1]

Thứ Năm, tháng 7 12, 2018

NHẬN ĐỊNH VỀ CÂU NÓI “NGƯỜI KHÔNG VÌ MÌNH TRỜI TRU ĐẤT DIỆT”


Mới đây, một phật tử gửi cho xem bài viết “Hãy dừng hiểu sai câu: Người không vì mình trời tru đất diệt” của tác giả Bọ Cạp đăng trên VTC NEWS (https://vtc.vn/hay-dung-hieu-sai-cau-nguoi-khong-vi-minh-troi-tru-dat-diet-d230619.html), tôi cảm thấy vô cùng sửng sốt khi đọc thấy bài viết lý giải câu nói “người không vì mình trời tru đất diệt” có nguồn gốc từ trong kinh Phật, hơn nữa còn ghi rõ: ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt” là câu nói có xuất xứ từ Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”. Trong tập 24 của kinh có viết câu: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”.’

Thứ Ba, tháng 4 03, 2018

PHỤC NGUYÊN PHẠN VĂN CỦA THẦN CHÚ PHỔ AM

Phạm âm hải triều âm
thắng bỉ thế gian âm…
jala-dhara-garjita brahma-susvara
svara-maṇḍala-pāramim gata
Dẫn nhập
Tiếng nói là dấu ấn của tâm thức, là giai điệu bồng bềnh của cuộc sống. Một thanh âm được phát ra, dù không được con người gắn cho nó một ý nghĩa quy chỉ nào thì tự thân nó cũng đã mang trong mình những giá trị siêu việt, bởi nó là kết tinh của một chuỗi kinh nghiệm từ vô lượng kiếp. Chính vì thế, nhiều khi ý nghĩa thực thụ của ngôn ngữ không nằm trong giới hạn của những khái niệm khuôn khổ mà con người ấn định. Thay vào đó, nó phá vỡ mọi cung bậc duy lý để đánh động những vùng u tối nhất và linh diệu nhất của tâm tư, gợi lên cho người nghe những cảm xúc không thế nào cầm nỗi.
Người xuất gia mới bước vào cửa thiền, dù chưa hiểu sắc-không cũng đã thuộc làu Tâm Kinh Bát Nhã, dù chưa nói tròn tên mình cũng phải tập tụng chú Lăng Nghiêm. Đó là vì lẽ gì? Là vì sự huyền diệu của âm thanh vậy. Cho nên, ngài Nghĩa Tịnh mới đặt chân lên đất Ấn đã phải run lên trong niềm cảm khái thiêng liêng khi nghe tăng chúng tại tu viện Na Lan Đà tụng các bài tán kệ (Nance, 2014, 16; Nghĩa Tịnh, Đại 54, số 2125, 227b):
Lời hay mà nghĩa cao vời
Ngọt ngào chân thật tùy thời mở thâu
Lúc ngắn gọn chỉ nửa câu
Lúc thì phô diễn biển sâu diệu từ.
Nghe rồi hoan hỷ tâm tư
Mấy ai không cảm ngôn từ lạ thay!
Dù ai ác ý sâu dày
Cũng bị tuệ giác chuyển lay trong lòng.
Lời lẽ thiện xảo thong dong
Lúc cần cũng chuyển đôi dòng khác đi
Mục đích ắt đạt mọi khi
Đúng là chân thật diệu vi khôn lường.
Nhuyến nhu cùng với thô cường
Tùy việc mà độ mười phương hữu tình
Thánh trí lời lẽ diệu minh
Chỉ đồng một vị đẳng bình mà thôi.[1]